Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 12 năm 2021 | 20:18

Cà phê Việt cần phù hợp với yêu cầu tiêu dùng xanh của thế giới

Bộ trưởng khẳng định cà phê Tây Nguyên muốn vươn ra thị trường thế giới vững chắc, bền vững thì cần tư duy lại về trồng, sản xuất cà phê, không phải chỉ dừng lại ở hạt cà phê ngon, mà phải làm cả truy xuất nguồn gốc cà phê.

Hôm nay, 19/12, tại thành phố Plei Ku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tỉnh Tây Nguyên tổ chức "Hội thảo thúc đẩy tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Tây Nguyên". Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì, lãnh đạo sở Nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên cùng nhiều doanh nghiệp cà phê trong khu vực tham dự.

 

 

ca-phe-viet.jpg
Nhiều doanh nghiệp tại Tây Nguyên đã áp dụng quy trình chế biến cà phê sạch. Cà phê được rửa, chọn hạt chín và phơi trên giàn.

 

Theo báo cáo tại hội thảo, nước ta hiện có gần 700.000 ha cà phê, sản lượng hơn 1,76 triệu tấn/năm, là quốc gia xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới. Trong đó, 92% diện tích (639.000 ha) và 95% sản lượng (hơn 1,6 triệu tấn/năm) được sản cuất tại các tỉnh Tây Nguyên. Điểm yếu của cà phê Việt Nam đến nay vẫn là chất lượng, chủ yếu được sản xuất bởi các nông hộ nhỏ lẻ, thu hái chưa đảm bảo tỷ lệ chín; sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ảnh hưởng môi trường; Ngoài ra, trình độ công nghệ chế biến của ngành cà phê Việt Nam vẫn chỉ ở mức trung bình, số doanh nghiệp chế biến sâu còn ít, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu là các doanh nghiệp xuất khẩu, hợp tác xã, tổ nông hộ sản xuất cà phê của các tỉnh Tây Nguyên cho rằng, chìa khoá của nâng cao giá trị sản xuất và xuất khẩu bền vững ngành hàng cà phê là liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Theo đó, nhà nước và bộ ngành cần tạo cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và các chứng nhận chất lượng cà phê quốc tế, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Còn doanh nghiệp là trung tâm thực hiện liên kết với các hợp tác xã, các tổ liên kết và nông hộ. Các bên cần có cam kết và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình đảm bảo đạt và đồng nhất chất lượng sản phẩm cà phê.

Ông Thái Như Hiệp - Giám đốc Cty TNHH Vĩnh Hiệp - doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Gia Lai cho biết: “Năm 2020 và 2021, ngành cà phê có chuyển biến tích cực, giá tốt. Nông dân sẵn sàng kết hợp cùng doanh nghiệp. Để chuyển sang chế biến sâu, cần hỗ trợ nhiều cho nông dân, hợp tác xã làm truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý để doanh nghiệp làm thương hiệu. Hi vọng khi làm được chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc thì sản phẩm có thương hiệu của các tỉnh Tây Nguyên sẽ có hướng đi bền vững hơn”.

 

bo_truong_le_minh_hoan.jpg

Bộ trưởng Lê minh Hoan phát biểu tại hội thảo.

 

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhận định, hiện nay, Liên minh châu Âu là thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 8/2020 tới nay, khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam- châu Âu (Hiệp định EVFTA) có hiệu lực, cà phê Việt Nam mới đạt được thị phần rất nhỏ. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp đã làm việc với các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở châu Âu, xác định cần có nhiều giải pháp tận dụng Hiệp định EVFTA.

Bộ trưởng cho biết, sắp tới, Bộ sẽ xây dựng một đề án riêng về xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu, nhằm xác định chiến lược đưa cà phê và các mặt hàng nông sản Việt Nam vào các hệ thống phân phối lớn. Về phía các doanh nghiệp, sắp tới cần thành lập liên minh các nhà xuất khẩu cà phê để nắm bắt thường xuyên nhu cầu, thị hiếu và quy định pháp lý, hàng rào kỹ thuật của các thị trường.

Đặc biệt, nền sản xuất cà phê cần được định hướng lại theo hướng nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu tiêu dùng xanh của thế giới: “Cà phê Tây Nguyên muốn vươn ra thị trường thế giới vững chắc, bền vững thì cần tư duy lại về trồng, sản xuất cà phê. Không phải chúng ta chỉ dừng lại ở hạt cà phê ngon, mà họ sẽ truy xuất nguồn gốc cà phê được trồng như thế nào, sản xuất như thế nào, có ảnh hưởng tới môi trường không, có ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu hay không. Bản thân doanh nghiệp các doanh nghiệp cũng phải ý thức rằng, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top