Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2022 | 11:26

Chế biến sâu - giải pháp nâng giá trị sản phẩm sen Đồng Tháp

Theo các chuyên gia, nhà quản lý, để nâng cao thu nhập cho nông dân trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bên cạnh tăng quy mô sản xuất, chuẩn hoá vùng nguyên liệu, yêu cầu đặt ra là phải chế biến sâu.

Tiềm năng lớn 

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng hiệu quả kinh tế, những năm qua, diện tích và sản lượng cây sen ở Đồng Tháp không ngừng tăng lên. Hiện, toàn tỉnh có 1.252ha, sản lượng 1.088 tấn (tập trung tại các huyện: Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Tân Hồng, Lấp Vò). Cây sen ở Đồng Tháp không chỉ được trồng để bán gương, ngó, giờ đây còn được đa dạng hóa với những sản phẩm từ tinh dầu sen, tơ sen...

Sen là biểu tượng đặc trưng của Đồng Tháp và là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực được tỉnh chọn tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Do vậy, cùng với việc nâng cao hình ảnh sen, những năm qua, tỉnh này đã có nhiều nỗ lực để nâng cao giá trị cho cây sen. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm ngành hàng sen vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.

 

 Nông dân xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười thu hoạch gương sen.

 

Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó sự hạn chế về mặt công nghệ, quy mô, chất lượng; sự liên kết không bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân dẫn đến hiệu quả kinh tế ngành hàng sen mang lại chưa như mong đợi. Về mặt sản phẩm, hiện sen chỉ được khai thác ở khía cạnh thực phẩm, trong khi các lĩnh vực như: dược phẩm, mỹ phẩm, du lịch mang lại giá trị rất lớn nhưng chưa được doanh nghiệp khai thác hiệu quả…

Ông Lê Trung Hải, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện quân y 103 cho biết, các sản phẩm sen với nhiều giá trị quý được nghiên cứu chế biến sâu, chiết xuất, bào chế, đánh giá tác dụng, hiện đại hóa sản phẩm, ứng dụng điều trị bệnh và giúp nâng cao chăm sóc sức khoẻ. Lá sen để trị tiêu chảy, sốt cao, chống béo phì; giảm đau, kháng khuẩn, chống ô-xy hóa... Thân, rễ sen làm lợi tiểu, an thần, chống tiểu đường, hạ sốt...

Hoa sen để điều trị tăng huyết áp, ung thư, suy nhược, mất cân bằng nhiệt cơ thể. Nhị hoa củng cố chức năng thận, tăng cường sinh lý nam. Hạt sen dùng làm thuốc bổ tỳ vị. Chiết xuất hạt sen chống tăng sinh, chống xơ hóa, chống trầm cảm, chống viêm, chống ô-xy hóa, bảo vệ gan, điều hóa miễn dịch, kháng virus, chống béo phì. Bột hạt chống ho. Hạt hấp chín làm se khít lỗ chân lông… Tâm sen điều trị một số rối loạn thần kinh, mất ngủ, sốt cao, bồn chồn và tăng huyết áp.

 Công dụng có nhiều, nhưng ông Hải cho rằng, việc khai thác giá trị gia tăng của loại cây trồng này hiện chỉ mới dừng lại ở mức thô sơ, sản phẩm chế biến chứa hàm lượng công nghệ chưa đa dạng, chưa khai thác tốt các giá trị gia tăng của sen trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng và mỹ phẩm.

Ông Phạm Minh Nhựt, Trưởng ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM cho rằng, tất cả các bộ phận của sen đều chứa các hoạt chất có nhiều hoạt tính sinh học, trong đó, hai hoạt tính ưu thế là kháng viêm và kháng oxy hoá, có thể ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Mỹ phẩm thiên nhiên chứa thành phần chủ yếu được chiết xuất từ hoa, quả, thực vật và khoáng chất. Sen là nguồn nguyên liệu chứa rất nhiều loại dinh dưỡng tự nhiên. Với sự phát triển của công nghệ sinh học, đặc biệt lĩnh vực công nghệ thuỷ phân và lên men vi sinh vật kết hợp với chiết xuất hoạt chất có hoạt tính sinh học từ thực vật hứa hẹn sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu quý giá cho thị trường sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên. Một trong những nguồn nguyên liệu thực vật có tiềm năng to lớn để ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm đó là sen, ông Nhứt nói.

Xây dựng đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp

Tại hội thảo khoa học chủ đề “Chế biến sâu - giải pháp phát triển giá trị sản phẩm ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp”, do UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễn ra mới đây, ông Ngô Chí Công, Chủ tịch Hội ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp cho rằng, để có sản phẩm tốt, chất lượng cao, vấn đề đầu tiên là phải có vùng nguyên liệu đạt chuẩn và ổn định về sản lượng. Thực tế, các vùng trồng hiện vẫn còn thiếu những tiêu chuẩn canh tác cho cây sen, vùng có chứng nhận đạt chuẩn cũng rất thấp so với toàn bộ diện tích trồng của tỉnh, ông Công cho biết.

 

 Một số sản phẩm được chế biến từ cây sen được trưng bày bên lề hội thảo (Ảnh: Trung Chánh).

 

Dù có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, giúp cây sen có khả năng sinh trưởng quanh năm, tuy nhiên, do diện tích vùng trồng thay đổi, chưa có quy hoạch từng vụ mùa nên đã dẫn đến sản lượng và chất lượng không đều. Từ đó, đã dẫn đến hệ luỵ là mức độ biến động giá của ngành hàng này quá cao, từ 5.000 đồng đến 70.000 đồng/kg gương, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chế biến, đời sống nông dân trồng sen và sự phát triển của cả ngành hàng này, ông Công cho biết.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp đã giao cho Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI) xây dựng đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Ông Đặng Văn Đông, Phó viện trưởng FAVRI cho biết, đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp đề ra mục tiêu đến năm 2025 mở rộng diện tích trồng sen của địa phương đạt 1.400 héc ta, với năng suất bình quân 0,9-1,2 tấn hạt khô/héc ta/năm, tức sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 1.260- 1.680 tấn hạt sen khô mỗi năm. Các loại sen lấy hoa, lá, củ, ngó chiếm khoảng 30-40% diện tích của địa phương.

Đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, giá trị các loại sản phẩm từ cây sen đạt 400-500 tỉ đồng mỗi năm, thu nhập của người trồng sen tăng 120% so với năm 2021. Ngoài ra, sẽ phát triển sản phẩm sen theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển kinh tế- xã hội của Đồng Tháp theo hướng chuyên canh, gắn kết sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nhân lực; thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Song song đó, sẽ thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó, đến năm 2030 sẽ có 7 chuyên gia về cây sen, đủ khả năng nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất về cây sen. “Chúng tôi cũng sẽ xây dựng 1 cơ sở bảo tồn, lưu giữ các giống sen; tuyển chọn được bộ giống sen mới; xây dựng 2-3 cơ sở ươm tạo, nhân giống sen chất lượng cao”, ông Đông cho biết.

Đến năm 2025, Đồng Tháp sẽ có 7-10 vùng sản xuất sen tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương đương trong sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp cũng đặt mục tiêu xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý sản phẩm sen Đồng Tháp.

Bán cả giá trị vô hình

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trước tiên phải có sự hiểu biết rộng về cây sen, hiểu được giá trị hữu hình đến giá trị vô hình của cây sen để từ đó tạo ra những ý tưởng, sản phẩm từ sen. Vì vậy, bên cạnh giá trị của sen trong đời sống ẩm thực, cần quan tâm khai thác nhiều hơn nữa giá trị văn hóa, giá trị tinh thần từ sen; không đơn thuần chỉ bán sản phẩm từ sen mà phải lan tỏa các câu chuyện về sen cho khách hàng. Để thể hiện tình yêu sen, đưa “giấc mơ sen” đi xa hơn, phải có cách tiếp cận mới mẻ hơn, khát vọng mãnh liệt hơn. Ngoài ra, tinh thần hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến sen là yếu tố tất yếu để phát triển bền vững ngành hàng sen.

 

 Sản phẩm sen tươi được bày bán tại Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2022.

 

“Chủ đề hội thảo là chế biến sâu. Vậy thế nào là sâu và trước khi sâu nó là cái gì?”, Bộ trưởng Hoan, đặt câu hỏi và ví von: “Nó giống như chuyện muốn đào một cái giếng sâu, thì miệng giếng phải rộng, tức trước khi nói chế biến sâu, thì phải hiểu được bao quát giá trị của cây sen. Bởi khi đó, chúng ta mới trân quý và nhân giá trị của nó lên”.

Theo ông Hoan, trước khi làm cần phải có đảm mê cháy bỏng, mà muốn như vậy thì phải hiểu được giá trị. Chúng ta quen ăn uống rồi, cho nên, nghĩ giá trị chỉ quanh quẩn chuyện ăn uống thôi, thế nhưng, ngoài ăn uống ra, sen còn giá trị tinh thần, văn hoá. Chính những những giá trị văn hoá, tinh thần mới là giá trị cao, chứ không phải cái chúng ta nhìn thấy.

Từ vấn đề nêu ra ở trên, ông Hoan mong muốn từ người trồng sen, chế biến sen, hội ngành hàng sen và nhà khoa học công nghệ về sen…, phải có cảm xúc dạt dào hơn để nâng cao giá trị cho cây sen. Tại sao chúng ta không nghĩ như cách người Nhật nghĩ, đó là làm nông như là một cái đạo?, ông Hoan nêu câu hỏi và cho rằng khi người nông dân xem việc trồng sen cũng như là một cái đạo thì sẽ viết lên được những câu chuyện về sen để khai thác tối đa giá trị hữu hình lẫn vô hình.

Theo ông Hoan, những người ngồi ở hội thảo này đều là những người yêu sen, nhưng ông mong muốn mọi người yêu hơn nữa, say mê hơn nữa. Bởi, bán hàng không chỉ là bán hạt sen (giá trị hữu hình), mà là bán cả câu chuyện, cảm xúc về sen, tức là giá trị vô hình, là niềm tự hào của họ về sản vật quê hương. “Chính những giá trị vô hình, cảm xúc mới đem lại giá trị cao hơn”.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top