Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2015 | 6:50

Công ty TNHH Rượu Vạn Phát: 10 năm - chặng đường gian nan đầy tự hào

Cách đây 10 năm, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Phát, đã đến Phú Yên đầu tư xây dựng nhà máy đường trên vùng đất Sơn Hòa, nơi có ưu thế phát triển cây mía. Từ đó, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát ra đời, với nhiều chức năng đăng ký kinh doanh, trong đó có đầu tư xây dựng nhà máy đường gắn kết với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng Cúp Bông Hồng Vàng cho bà Bùi Thị Quy tại Phủ Chủ tịch năm 2013.

Ngay từ khi bắt đầu, Vạn Phát đã gặp nhiều sóng gió, khởi nguồn từ việc mua thiết bị của Nhà máy đường Việt Trì (Phú Thọ) về lắp đặt tại Sơn Hòa, hình thành “thế trận” cạnh tranh với Nhà máy đường KCP. Lúc ấy, vùng đất Sơn Hòa còn ẩn chứa tiềm năng để phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu mía, nhưng Vạn Phát bị đẩy ra tận xã Xuân Lâm (TX.Sông Cầu), cách xa cả 100km, với “quy hoạch” 500ha để đầu tư phát triển vùng mía. Với xã nghèo, xa xôi, cách trở như Xuân Lâm, Vạn Phát thực sự làm tốt công tác an sinh xã hội, song hành cùng hướng dẫn bà con trồng mía, thoát nghèo. Chính nhờ điều đó, bà Quy và Công ty Vạn Phát được  nông dân Sơn Hòa mến mộ, đồng tình và ủng hộ, hợp tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía. Bên cạnh đó, Công ty còn mạnh dạn liên kết với Công ty TNHH Hải Vân khai hoang, đầu tư cải tạo gần 200ha đất ở xã Hòa Hội (Phú Hòa) để sản xuất mía giống phục vụ bà con.

Thấy sự làm ăn của Vạn Phát bất lợi cho “con đẻ”, mây đen bao phủ, bão tố nổi lên, biến thiết bị nhà máy của “con ghẻ” trở thành đống sắt hoang tàn. Nhưng người phụ nữ có thần kinh thép này vẫn không chùn bước, muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng, người Việt Nam không thua kém bất cứ người ngoại quốc nào trong môi trường đầu tư kinh tế.  Bà đã gõ cửa nhiều nơi để đòi lại sự công bằng cho Công ty. Đúng thời điểm Đảng, Nhà nước ta bắt đầu mở cửa cho nền kinh tế thị trường phát triển, những khó khăn của doanh nghiệp Vạn Phát được tháo gỡ, Công ty tiếp tục đầu tư nâng công suất nhà máy, mở rộng vùng nguyên liệu và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Giống mía mới năng suất cao trên đất Sơn Hòa.

Chính những năm tháng lận đận ấy đã tạo cho người phụ nữ cao niên dày dạn kinh nghiệm, thêm nghị lực và bản lĩnh phi thường trong cuộc cạnh tranh. Từ nhà máy công suất nhỏ, bà Quy đã đầu tư thiết bị công nghệ mới lên 2.000 tấn, rồi 2.500 tấn và niên vụ 2015 - 2016 này là 3.500 tấn mía cây/ngày. Chẳng những mở rộng đầu tư vùng nguyên liệu mía tại Sơn Hòa, Vạn Phát còn đầu tư lên tới các huyện phụ cận tỉnh Gia Lai.

Có được thành quả ấy là cả một quá trình hy sinh đầy nước mắt, nhưng rất tự hào. Chặng đường 10 năm qua còn là nền tảng cho Vạn Phát tiếp tục đầu tư dự án lớn về các sản phẩm: sirô cô đặc, tinh bột sắn, thức ăn gia súc và phân vi sinh ở cụm công nghiệp khép kín tại xã Chư Ngọc, huyện Krôngpa, tỉnh Gia Lai.

Phi Công

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top