Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2020 | 16:26

Đắk Nông: Đồng bào Mơ Nông chăm sóc mắc ca sau thu hoạch

Mắc ca là cây dễ trồng, ít phải chăm sóc, tuy nhiên, sau thu hoạch, bà con Tuy Đức vẫn chăm sóc, để cây khoẻ mạnh, đậu trái tốt hơn.

Chị Thị Bem, bon Buprăng II, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông), cho biết, gia đình có 1,7 ha trồng mắc ca, gồm 1.700 cây, trong đó có 700 cây 6 tuổi, trồng từ năm 2014 đến nay, và 1.000 cây trồng năm 2017.

 

img_2836.JPG

Chị Thị Bem đang rắc vôi bột xung gốc cho mắc ca

 

Năm 2020, thu hoạch cây 6 tuổi được 6,3 tấn, đây là diện tích mắc ca đã thu hoạch năm thứ 3, cây càng cao tuổi, trái càng sai, vì vậy, năm nay thu hoạch cao hơn 2 năm trước.

Theo đó, mắc ca của chị Thị Bem thường thu vào 2 vụ/năm, vụ thứ nhất thu hoạch tháng 4/2020, đạt 3 tấn. Vụ thứ 2, vừa thu xong giữa tháng 8, đạt 3,3 tấn, giá bình quân 90 – 100.000 đồng/kg. Mặc dù có dịch Covid – 19, song, khách vẫn đến lấy tại vườn, không phải lo đầu ra.

Hiện, 1.000 cây còn lại, tháng 11/2020 sẽ ra hoa. Dự kiến, khi mắc ca ra hoa đồng loạt, gia đình sẽ tỉa bớt, vì đây là đợt ra hoa đầu tiên, nên cần dưỡng sức cho cây, năm 2021, sẽ cho ra hoa tự nhiên.

“Năm nay thời tiết xấu, mắc ca bị sâu bệnh nhiều, hầu như cây nào cũng có. Tuy nhiên, dẫu không có sâu bệnh, thường khi thu hoạch xong, gia đình đều làm cỏ, rắc vôi bột quanh gốc, để chống nấm và tăng sức đề kháng cho cây.

Phải xử lý nấm bệnh trước, sau đó mới bổ sung dinh dưỡng cho cây, để chuẩn bị cho tháng 11 – 12 sắp tới ra hoa, đậu quả tốt” – chị Thị Bem cho biết thêm.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top