Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2020 | 14:22

Đầu tư công nghệ chế biến sâu: Người trồng chuối Hưng Yên "sống khỏe"

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 thì sản phẩm chuối sấy khô và chuối sấy dẻo của HTX Nông sản Toàn Phát (Khoái Châu - Hưng Yên) lại đang được thị trường ưa chuộng.

Đáng mừng hơn khi sản lượng tiêu thụ còn tăng 30% so với trước khi có dịch bệnh.

 

t22.JPG
Công đoạn bóc chuối chín để làm chuối sấy.

 

Đầu tư công nghệ chế biến sâu

Một buổi chiều đầu mùa hạ,  tôi  về vùng đất Khoái Châu (Hưng Yên), đến thăm cơ sở sản xuất chuối sấy khô Toàn Phát. Khoái Châu không chỉ là vùng đất được thiên nhiên ban tặng với đất đai màu mỡ, mà còn được ưu ái có những sản phẩm nổi tiếng từ ngàn xưa như “Nhãn lồng”, giờ đây Khoái Châu còn là vùng đất trồng nhiều chuối tiêu hồng lớn nhất miền Bắc.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện, hiện nay trên địa bàn huyện Khoái Châu có trên 2.000ha chuối, tập trung ở các xã vùng ven sông Hồng như Tứ Dân, Đại Tập, Bình Kiều… Chuối tiêu hồng Khoái Châu đang chiếm được thị hiếu người tiêu dùng bởi chất lượng ngon, ngọt. Chính vì vậy, chuối ở đây đã được thương lái vận chuyển đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước, thậm chí còn xuất sang cả thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc…

Giám đốc HTX Nguyễn Văn Phát cho biết, nhận thấy chuối của quê hương của mình rất ngon, mẫu mã  đẹp, nhưng nếu chỉ bán chuối tươi cho mọi người ăn thì giá không cao, nhiều năm trước khi chuối được thương lái xuất sang Trung Quốc, người trồng và thương lái cũng thu được lãi cao, nhưng cũng ất nhiều lần trái cây của Việt Nam, trong đó có chuối khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được làm thủ tục thông quan nên chuối chín, không xuất được, đành bỏ phí.

 

t23a.JPG

Hệ thống máy sấy chuối khô.

 

Với suy nghĩ làm gì để trái chuối quê mình có giá bán cao? Làm gì để chuối chín không phải vứt bỏ? Anh Phát đã quyết định đầu tư trên 500 triệu đồng mua máy móc, thiết bị và thành lập HTX Nông sản Toàn Phát, chuyên làm chuối sấy khô và chuối sấy dẻo để bán ra thị trường.

Bí kíp để HTX “sống khỏe” trong mùa dịch

Trong khi thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, HTX  có bị ảnh hưởng nhiều không? Câu hỏi này của tôi được Phát trả lời một cách rất hào hứng và vui vẻ. "Cũng nhờ dịch bệnh này mà HTX tiêu thụ sản lượng tăng so với trước khoảng 30%", anh Phát nói.

Anh Phát cho hay, hiện giá chuối tươi chỉ dao động trong khoảng 3.000 đồng/kg, trong khi  giá chuối sấy khô của HTX đang bán ra với mức 100.000 đồng/kg, chuối sấy dẻo 70.000 đồng/kg. Theo anh, cứ khoảng 5kg chuối tươi thì cho thành phẩm 1kg chuối sấy khô. Như vậy, qua chế biến đã nâng giá thành sản phẩm lên gấp hơn 6 lần so với bán chuối tươi và lại yên tâm về khâu bảo quản.

Thật kỳ lạ, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19, đều phải giảm bớt thời gian làm việc, hay làm cầm chừng, thậm chí có doanh nghiệp phải đóng cửa và cho công nhân nghỉ việc, ấy vậy mà HTX Nông sản Toàn Phát lại tiêu thụ tăng so với trước đây. Chính vì thế, thu nhập của người lao động có mức từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Với mức lương như thế này, công việc đơn giản, không mệt nhọc, người lao động ở đây vẫn đủ để chi phí cho cuộc sống.

Giải đáp những thắc mắc này của tôi, anh Phát cho biết, kênh phân phối hàng của HTX là những người bán buôn, bán lẻ.  Trong mùa dịch Covid-19, những người bán buôn, bán lẻ thay vì đi đến giao hàng tại các cửa hàng, các siêu thị nhỏ thì họ đã vận dụng công nghệ bán hàng trên các trang thương mại điện tử. Hiện nay, giá chuối sấy khô và chuối sấy dẻo đang được HTX bán trên thị trường có giá cao gấp nhiều lần so với chuối tươi chưa chế biến.

 

t23.JPG

Sản phẩm chuối sấy khô và sấy dẻo của HTX NS Toàn Phát.

 

Nhờ sản phẩm của HTX đã chiếm được sự tin yêu của khách hàng, với phương pháp bán hàng mới trên chợ online nên nhiều người biết đến sản phẩm này hơn, chính vì vậy mà sản lượng tăng lên.

Còn nhiều việc phải làm

Giám đốc Nguyễn Văn Phát cho biết, hiện nay, sản phẩm chuối sấy khô và chuối dẻo của HTX đang có mặt tại nhiều thị trường miền Bắc và một số tỉnh ở miền Nam, tuy nhiên, để sản phẩm có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, thậm chí ở nước ngoài thì còn nhiều việc phải làm.

Địa điểm sản xuất hiện nay của HTX  vẫn  nằm tại nhà riêng, mặc dù HTX đã có ý kiến với lãnh đạo địa phương và huyện, mong muốn có  mặt bằng đủ rộng để mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên, do quỹ đất của xã hạn hẹp nên chưa thể có mặt bằng bố trí cho HTX. 

HTX đang hoàn thiện chứng nhận truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã bao bì để đăng ký bản quyền… Năm 2019, HTX thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên, sản phẩm cũng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và năm nay bắt đầu đưa vào miền Nam phân phối tiêu thụ nhưng chưa nhiều.

Hiện nay, máy móc sản xuất mặt hàng chuối khô, chuối dẻo đã được đầu tư, song phải có công nghệ tiên tiến và khép kín hơn nữa để quy trình sản xuất, chế biến chuối khô, chuối dẻo có chất lượng và hiệu quả hơn. 

Nhấm nháp thử sản phẩm chuối sấy khô của HTX Nông sản Toàn Phát, tôi cảm nhận được hương vị ngọt ngào của trái chuối được trồng trên vùng đất bãi màu mỡ phù sa sông Hồng. Vị ngọt thanh mát của chuối sấy khô khác nhiều so với sản phẩm chuối sấy khô của Trung qQuốc mà tôi đã từng được thưởng thức. 

Hỏi anh Phát sản phẩm này đã có mặt trong các siêu thị lớn hay chưa? Phát buồn rầu trả lời: Chưa, vì HTX chưa có mối quan hệ gì đối với các kênh bán hàng lớn như siêu thị Big C, VinMart... Dù HTX rất muốn kết nối để tiêu thụ sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Thiết nghĩ, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản ngon, chất lượng, song con đường đến với người tiêu dùng vẫn nhiều gian nan và cần nhiều nhà cùng tham gia kết nối chuỗi giá trị đó.

Mong sao, HTX  Nông sản Toàn Phát ngày càng phát triển, sản phẩm chuối sấy khô và chuối sấy dẻo được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, cuộc sống của người trồng chuối ở đây sẽ được nâng lên..

 

 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top