Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 27 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020 | 15:7

Đông Anh: 42 sản phẩm được đánh giá và xếp hạng OCOP đợt 2 năm 2020

Ngày 2/12, UBND huyện Đông Anh đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đợt 2 năm 2020, 42 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đợt này đều được Hội đồng đánh giá và xếp hạng OCOP.

dsc_3188.JPG
Quang cảnh Hội nghị OCOP tại huyện Đông Anh
 
Sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu được đánh giá, xếp hạng 3 sao
 
Trong đợt đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP lần này, tôi chú ý đến một sản phẩm của bà con nông dân thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội đó là sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu, rượu Long Tửu là sản phẩm nổi tiếng và có từ rất lâu đời, mang theo cả một truyền thuyết gắn với Vua Lý Công Uẩn.
 
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, khi dời đô về Kinh thành Đại La, sau đổi thành Thăng Long, Vua Lý Công Uẩn thường theo dòng sông Hồng về sông Thiên Đức (nay là sông Đuống) đề về quê mẹ ở thôn Thái Bình (nay thuộc xã Mai Lâm, Đông Anh).
 
dsc_3216.JPG
Chị Phan Thanh Loan với sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu

 

Khi Vua về đến làng Đông Ngàn, các cụ bô lão có mang rượu ra dâng, uống thấy ngon nên Vua Lý Công Uẩn đã cho truyền đổi tên rượu Đông Ngàn thành rượu Long Tửu (rượu tiến Vua) tên rượu Long Tửu được lưu giữ cho đến ngày nay.
 
Rượu được nấu hoàn toàn bằng gạo nếp cái hoa vàng, men nấu rượu được nhân dân lựa chọn phải là loại men trấu, được làm ra từ các loại thảo dược, lá cây, đặc biệt với nguồn nước khai thác tại thôn Đông Ngàn được sử dụng nấu rượu, vì vậy rượu Long Tửu có một hương vị riêng không nơi nào có, đó là hương vị nếp cái vẫn giữ nguyên sau khi chiết suất thành rượu.
 
Trao đổi với chị Phan Thanh Loan, chủ hộ kinh doanh Thạo Loan được biết, dựa trên sản phẩm là rượu Long Tửu truyền thống, chúng tôi đã chiết suất thành công rượu Bạch cúc Long Tửu, nguyên liệu để tạo ra sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu này vẫn là gạo nếp cái hoa vàng, men trấu và hoa cúc chi. Hoa cúc chi được chúng tôi mua tại những vùng trồng  hoa dược liệu theo quy trình VietGAP.
 
Sau khi thu mua về từ lúc sáng sớm, khi hoa cúc chi vẫn còn ngậm sương, chúng tôi trải hoa lên một tấm lưới để phía trên nồi nấu rượu, đun rượu đã được chưng cất lần 1, hơi rượu bốc lên thấm qua lần hoa cúc chi sẽ cho ra những giọt rượu tinh khiết mang hương vị của hoa cúc chi. Rượu này có thể chữa được đau rát cổ họng, chứng mất ngủ rất tốt, chị Loan chia sẻ.
 
dsc_3208.JPG
Chia sẻ với phóng viên mong muốn của cơ sở đối với sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu

 

Tại Hội nghị nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Anh đợt 2, sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Mong muốn của chị Loan là sau khi được xếp hạng, sản phẩm rượu Bạch cúc Long Tửu sẽ được nhiều người biết đến, tạo công ăn việc làm cho nhân dân thôn Đông Ngàn được phát triển, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng để sản phẩm sẽ được nâng cấp lên 4 sao.
 
Từ chế phẩm thừa của lương thực, rau củ chế biến thành ống hút
 
Đam mê sản xuất nông nghiệp sạch với Lê Văn Tám, một thanh niên xuất thân từ vùng đất Thanh Hóa, sau một thời gian đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc trở về, mang những kinh nghiệm được học hỏi từ đất nước của xứ Kim Chi, Lê Văn Tám đã xây dựng và thành lập lên HTX DVNN Sông Hồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
 
r-9745-1578475876_860x0.jpg
Giám đốc HTX DVNN Sông Hồng Lê Văn Tắm với ống hút thân thiện.

 

Để đầu tư cho sản xuất ống hút thân thiện với môi trường, HTX tận dụng ngay nguồn rau củ quả sạch được trồng theo phương pháp hữu cơ mà HTX đã, đang phát triển. Ngoài ra, HTX còn sử dụng nguồn nguyên liệu từ các loại hạt ngũ cốc, tinh bột nhưng đều bảo đảm chất lượng. Các chuyến đi thực tế giúp các thành viên hiểu rằng nguồn nguyên liệu đầu vào có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất ống hút chất lượng, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.
 
Để cho ra một chiếc ống hút đạt chuẩn, các thành viên HTX phải sản xuất qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những yêu cầu riêng vì nguyên liệu là sản phẩm hữu cơ, quy trình sản xuất không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào. Ống hút khi đến tay người tiêu dùng phải bảo đảm đều, đẹp, chuẩn về hình thức lẫn mẫu mã.
 
Các ống hút được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau nên màu sắc cũng bắt mắt. Ống hút có thể bảo đảm độ cứng trong vòng 10 tiếng ở môi trường nóng, lạnh. Ngoài công dụng chính vẫn dùng để uống nước thì loại uống hút này còn có thể xào, luộc, nhúng lẩu thậm chí là rán thành các loại snack để tạo ra những món ăn giàu dinh dưỡng và lạ miệng.
 
Để ống hút thân thiện với môi trường được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, ngoài liên hệ với các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,... HTX còn tích cực tham gia các hội thảo để có thể ký kết các hợp đồng cung ứng ống hút dài hạn.
 
Hiện nay, HTX Sông Hồng đang hoạt động song song trong 2 mảng là sản xuất nông sản sạch và chế biến ống hút thân thiện với môi trường. Việc sản xuất ống hút đã giúp HTX mở rộng sang mảng chế biến sâu, giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản sạch, tránh được các vấn đề liên quan như bảo quản sau thu hoạch, được mùa mất giá. Đây cũng là con đường giúp HTX phát triển chuỗi giá trị cũng phát triển thương hiệu vì khi đẩy mạnh mảng chế biến theo hướng sản xuất xanh cũng là nền tảng vững chắc để HTX đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nước ngoài, vượt qua được các rào cản khắt khe khi xuất khẩu.
 
Xây dựng Đề án OCOP trên địa bàn huyện Đông Anh đến năm 2025
 
Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết, trong năm 2020, Phòng Kinh tế huyện đã tham mưu cho UBND huyện và đưa vào kế hoạch đánh giá, phân hạng 80 sản phẩm và nâng hạng sao cho 6 sản phẩm nhóm ngành thực phẩm.
 
Trong đợt 1, Phòng Kinh tế huyện đã phối hợp cùng các đơn vị tư vấn, các xã, thị trấn tổ chức thu thập, hoàn thiện hồ sơ đánh giá phân hạng cho 38 sản phẩm thuộc 03 nhóm ngành hàng, nâng cấp 6 sản phẩm OCOP.
 
Đợt 2, đánh giá phân hạng cho 42 sản phẩm của 19 cơ sở, doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh đủ điều kiện đề nghị đánh giá, phân hạng.
 
Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm qua kiểm tra, khảo sát đều bảo đảm các quy trình chế biến, sản xuất theo đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Thiềng cho biết thêm.
 
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Linh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, qua hơn 01 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã tạo được động lực phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, góp phần giải quyết việc làm, phát huy lợi thế về tiềm năng của địa phương và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình, sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn về mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận.
 
dsc_3184.JPG
Chủ tịch UBND huyện Đông Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
 
Chương trình đã khẳng định hướng đi đúng đắn, sâu sắc, bài bản của huyện trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những thế mạnh của địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và là thương hiệu riêng của huyện Đông Anh, là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
 
Ông Linh cho biết thêm, dựa trên những kết quả đã đạt được của chương trình OCOP, ngày 17/7/2020 UBND huyện Đông Anh đã ban hành Quyết định số 4009/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 – 2025”.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top