Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022 | 6:52

Dưa hấu rớt giá, người trồng lao đao

Bước vào vụ thu hoạch đã hơn nửa tháng nhưng do xuất khẩu gặp khó nên dưa hấu rớt giá thê thảm, người trồng mặt buồn rười rượi, “héo” theo dưa.

Đang ngồi “tuyển” dưa loại 1 chờ thương lái đến lấy, ông Nguyễn Văn Đông ở xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết: Vợ chồng tôi trồng dưa hấu đã mấy năm, chưa năm nào lỗ nặng như năm nay. Bình thường dưa hấu trồng đến thời kỳ thu hoạch, thương lái đã đặt cọc giữ hàng, rồi đưa xe tải đến tận ruộng thu mua để xuất khẩu. Người trồng dưa chỉ việc đếm tiền. Còn năm nay, chờ mãi vẫn chưa thấy ai đến mua, tôi gọi điện đến những mối quen thì họ chờ mình “năn nỉ” mới chịu đến ruộng xem dưa. Xem xong thì bắt lựa dưa trái từ 4kg trở lên, mua với giá 2.200 đồng/kg; dưa 3kg/trái thì có giá 2.000 đồng/kg, còn lại họ không lấy.
 
Theo ông Đông, bình thường mỗi ha dưa, người dân phải đầu tư từ 80 đến 100 triệu đồng, gồm tiền thuê đất, thuê nhân công, đầu tư giống, bạt trải, phân bón... Vì vậy, đến khi thu hoạch, dưa phải có giá từ 3.000 đồng/kg trở lên thì người trồng mới có lời. Tuy nhiên, hiện giá dưa hấu được thu mua quá thấp, chỉ từ 1.500 đồng đến 2.200 đồng/kg khiến người dân lỗ nặng.
 
20220224_164356.jpg
Người dân giải cứu dưa hấu cho bà con xã Hoà Hội, huyện Phú Hoà

Gia đình bà Trần Thị Hoa ở tỉnh Bình Định, dắt nhau vào xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (Phú Yên) thuê đất trồng dưa cũng lỗ chỏng gọng. “Vợ chồng tôi thuê 6 sào đất ở xã Hòa Hội để trồng dưa hấu. Trung bình mỗi sào thu hoạch được khoảng 2 tấn trái. Nếu bán với giá dưa bình quân hiện nay là 2.000 đồng/kg, trừ chi phí xong, chúng tôi lỗ trên 10 triệu đồng”, bà Hoa buồn rầu nói.

Hàng năm, nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên trồng hơn 800ha dưa hấu, năng suất bình quân 40 tấn/ha. Hai năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, giá dưa rất thất thường. Đầu năm 2021, giá bán 6.000-7.000 đồng/kg, thương lái lùng sục mua nhưng không có dưa bán. Rồi bất ngờ thị trường Trung Quốc không nhập nữa, giá dưa rớt thê thảm, xuống còn 2.000 đồng/kg. Riêng năm nay, đầu vụ giá 2.200 đồng/kg, giờ hạ xuống khoảng 1.500 đồng/kg…
 
Theo ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dưa hấu không xuất khẩu được, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân giảm diện tích trồng mới, chuyển sang trồng các loại cây trồng phù hợp khác, đồng thời nên trồng rải vụ để tránh thu hoạch cùng lúc.
 
Tuy nhiên, vì lợi nhuận của việc trồng dưa bán cho tư thương xuất khẩu sang Trung Quốc có lãi cao hơn so với trồng các loại cây khác, trồng 1ha dưa hấu nếu thuận lợi có thể lãi trên 100 triệu đồng nên dù ngành Nông nghiệp và các địa phương khuyến cáo nhưng nông dân vẫn cứ trồng dưa. Và năm nay, khi xuất khẩu gặp khó, bà con lại ngậm đắng nuốt cay với loại cây trồng này.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top