Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 8 năm 2022 | 18:49

Duy trì nghiêm chính sách 'Zero Covid', Trung Quốc vẫn kiểm hoá 100% đối với hàng nông sản

Thực hiện chính sách Zero Covid, phía Trung Quốc vẫng đang kiểm soát nghiêm ngặt hàng hoá nhập khẩu, thường xuyên thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu.

Phát biểu tại hội nghị “Xuất khẩu nông sản, thực phẩm thích ứng trong bối cảnh Trung Quốc triển khai Lệnh 248; 249 và kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống Sar-CoV2” tổ chức ngày 17/8, ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, Trung Quốc đang duy trì nghiêm ngặt chính sách 'Zero Covid', kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc, thực hiện phun khử khuẩn và kiểm hoá 100% đối với hàng nông sản, hoa quả nhập khẩu; thường xuyên thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu.

 

12312312312321312312.jpg
Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, phát biểu trực tuyến tại hội nghị

 

“Khi phát hiện cửa khẩu phía ta phát sinh ca dương tính với COVID-19 thì đơn phương đóng cửa khẩu, tạm dừng thông quan. Chính vì vậy, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn luôn nhận định rằng việc làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 chính là tiền đề để duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, ông Duy nói.

Đại diện của Lạng Sơn cho biết trong năm 2022, do tình hình dịch bệnh hai nước Việt - Trung diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ trên toàn tuyến biên giới, trong đó có các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán, năng lực thông quan qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm mạnh, có thời điểm tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ đạt khoảng 100 xe/ngày.

Lượng phương tiện ừn ứ chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất lớn, cao điểm tồn trên 2.000 xe/ngày; gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu đồng thời tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý cũng như phòng, chống dịch của tỉnh Lạng Sơn.

xuat-nhap-khau-sang-trung-quoc-bi-tac-dong-lon1581615901.jpg
Container xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

 

Trước tình hình đó, Ban Quản lý đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc và thống nhất được các phương án giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma theo mô hình cắt, nối container, đảm bảo nhân viên hai nước không tiếp xúc trong suốt quá trình thực hiện.

Cụ thể: Xe đầu kéo kéo theo container chứa hàng xuất khẩu đến bến bãi chỉ định (tại Tân Thanh bến bãi bên phía Pò Chài, Trung Quốc; tại Hữu Nghị là tại bãi Xuân Cương, Việt Nam); sau đó thực hiện cắt container và nhận 1 container chứa hàng nhập khẩu, hoặc là container không hàng (container đã trả hàng xong) trở về nước.

Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên triển khai thực hiện phương thức này và hiện đã đạt được hiệu quả rõ rệt, hiệu suất thông quan tăng mạnh, lượng xe xuất nhập khẩu trung bình từ đầu tháng 7/2022 đã tăng 15,8% so với tháng 6, đạt khoảng 730 xe/ngày, trong đó xuất 310 xe/ngày (tăng 14,8%), nhập 420 xe/ngày (tăng 19,3%), và tăng gần 700% so với thời điểm trước khi thống nhất được phương thức giao nhận hàng hóa mới.

Hiện tại, cơ bản phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều được giải phóng hết trong ngày, không có phương tiện tồn lâu ngày.

Trước tình hình này, đại diện tỉnh Lạng Sơn cho biết, các doanh nghiệp, thương nhân sản xuất, xuất khẩu nông sản, hoa quả cần chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu theo hướng chính ngạch và chuyên nghiệp hơn.

Đồng thời, đa dạng các loại hình vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng cường kết nối với các đối tác mới tại thị trường Trung Quốc cũng như tìm kiếm, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới; nâng cao năng lực đánh giá tình hình thực tế và bám sát các tín hiệu, đáp ứng yêu cầu của từng thị trường để xuất khẩu nông sản, hoa quả đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Duy cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp và UBND các tỉnh, thành phố có hàng nông sản, hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ cần tăng cường giám sát, quản lý, đảm bảo các vùng trồng, vùng sản xuất xuất khẩu an toàn với dịch bệnh COVID-19, đảm bảo chất lượng sản phẩm, công tác thu hái, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa được thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Tuyên truyền cho các doanh nghiệp, chủ hàng của địa phương chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn (Qua trang thông tin điện tử của Ban Quản lý) để có kế hoạch  đưa hàng lên khu vực cửa khẩu với số lượng phù hợp.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top