Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 2 năm 2020 | 14:30

Giá cua biển tại Kiên Giang giảm sâu, nông dân đứng ngồi không yên

Từ mùng 4 Tết tới nay, thương lái ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bất ngờ ngừng thu mua cua biển do dịch COVID-19 khiến người nuôi đứng ngồi không yên.

cua-bien.jpg

Giá cua biển giảm sâu, nông dân không có nơi tiêu thụ. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)

 

Giá cua biển tại tỉnh Kiên Giang đang giảm hơn một nửa so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2020.

Cụ thể, cua gạch (3 con/kg) tại vùng U Minh Thượng được thương lái thu mua với giá dưới 300.000 đồng/kg thay vì trên 650.000 đồng/kg trước Tết; cua thịt loại một (3-5 con/kg) giá 200.000 đồng/kg, trước Tết trên 400.000 đồng/kg.

Cua loại thường có giá chưa đến 130.000 đồng/kg, thậm chí một số nơi giảm còn 110.000 đồng/kg nhưng không có người mua.

Nhiều người nuôi chia sẻ trước Tết, cua biển thương phẩm được thương lái thu mua tận nhà với giá cao. Nhưng từ mùng 4 Tết tới nay, thương lái ở nhiều vùng trên địa bàn bất ngờ ngừng thu mua do dịch COVID-19. Điều này khiến người nuôi cua biển trên địa bàn huyện An Minh hết sức lo ngại bởi cua đã đến thời kỳ thu hoạch.

Những hộ đang thả nuôi cua được hơn 1 tháng cũng không khỏi lo lắng khi giá xuống thấp mà vẫn không có nơi tiêu thụ.

Bà Lê Hồng Thu, ấp Trung Hòa, xã Đông Hòa, huyện An Minh cho biết vào thời điểm sau Tết Nguyên đán hằng năm, giá cua luôn giữ ổn định và có thể cao hơn. Năm nay, giá xuống thấp mà thương lái không mua nhiều nên bà Thu quyết định để lại trong ao nuôi, chờ giá nhích lên mới xuất bán.

Ngoài diện tích cua đang thu hoạch, huyện An Minh có trên 4.000ha thả nuôi cua đợt mới gần 1 tháng và dự kiến sẽ cho thu hoạch vào cuối tháng Tư. Nếu giá tiếp tục thấp như hiện nay thì nông dân sẽ không có lãi.

Tại huyện U Minh Thượng, nhiều nông dân nuôi cua xen với tôm cũng đứng ngồi không yên.

Ông Trịnh Văn Vũ, ấp Minh Dũng, xã Minh Thuận cho biết trước Tết Nguyên đán, cua không đủ bán. Sau Tết, ông tiếp tục bắt khoảng 20kg cua thương phẩm nhưng sau đó phải thả lại vì không ai đến mua. 

Theo ông Lê Hồng Khanh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh, hiện giá cua biển thương lái đến mua giảm rất sâu nên nông dân lo lắng. Thế nhưng, người nuôi vẫn tiếp tục chăm sóc với hy vọng thời gian tới, giá sẽ nhích lên. Riêng những hộ nuôi mật độ dày và cua tới thời kỳ có gạch thì người nuôi buộc phải thu hoạch để bán với giá thấp do không thể kéo dài thời gian nuôi.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top