Theo phản ánh từ các chủ trang trại, giá lợn hơi tại một số địa bàn miền Bắc đã có chiều hướng tăng lên, với mức tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với vài ngày trước. Mức tăng chóng mặt này khiến bà con chăn nuôi rất phấn khởi.
Hưng Yên là địa phương đạt mức tăng mạnh lên 34.000 - 35.000 đồng/kg; thậm chí có một số trang trại chăn nuôi giá lợn còn nhảy vọt lên mức 40.000 đồng/kg. Tại Tuyên Quang giá lợn hơi cũng tăng 2.000 đồng lên 30.000 đồng/kg. Tại Ba Vì (Hà Nội), giá lợn hơi dao động trong khoảng 29.000 - 32.000 đồng/kg, tuỳ khu vực và loại lợn.
Qua trao đổi, ông Vũ Văn Kỳ, chủ trang trại đang nuôi 600 lợn thịt ở xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) báo tin vui: Giá lợn hơi trên địa bàn đã đạt mức 40.000 đồng/kg. Mức giá này tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với vài ngày trước. Thương lái vào hỏi mua tới tấp, không còn lợn to mà bán. Và nhiều hộ dân cũng đã "trống chuồng" vì dịch bệnh, có lẽ đó cũng chính là nguyên nhân đẩy giá lợn tăng mạnh.
Tại công ty chăn nuôi lợn lớn miền Bắc CP, giá lợn hơi cũng tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg, điều này dự báo sẽ hỗ trợ cho giá lợn tại các trại dân.
Hầu hết các dự đoán đều cho rằng đợt tăng giá này mới bắt đầu và có thể có chiều hướng tăng mạnh trong những ngày tới vì các doanh nghiệp chăn nuôi đang tiếp tục điều chỉnh tăng giá.
Ngành chăn nuôi "vượt bão" dịch tả lợn châu Phi
Theo ước tính, thị trường thịt lợn nội địa của Việt Nam đang có giá trị hơn 10 tỷ USD và dự kiến còn tăng cao hơn nữa. Đối mặt với “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, ngành chăn nuôi và chế biến thịt đầy tiềm năng này liệu có vượt qua thử thách?
Theo báo cáo của một công ty nghiên cứu thị trường, thị trường thịt lợn nội địa của Việt Nam có giá trị khoảng 10,2 tỷ USD. Tại Việt Nam, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất - gần 70% trong số các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày.
Triển vọng phát triển ngành thịt tại Việt Nam là vô cùng khả quan bởi Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu châu Á, cơ cấu dân số trẻ và sức chi cho tiêu dùng gia tăng.
Tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Thiều Nam (Phó TGĐ Masan Group) lo ngại nguồn thịt lợn sạch bị khan hiếm là nguy cơ cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khi không thể ngăn người tiêu dùng sử dụng thịt lợn nhập khẩu từ châu Âu, Brazil...
Hiện nay, tuy lợn nhập khẩu chỉ mới chiếm 2% thị phần nhưng trong tương lai, thịt lợn trong nước sẽ chịu nhiều sức ép hơn khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Với hiệp định này, thuế nhập khẩu tiến về dần bằng 0 vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh, dẫn đến giá thịt heo nhập khẩu sẽ rất cạnh tranh.
Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đi đôi với khả năng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam từ 2 quốc gia này sẽ gia tăng.
Theo khảo sát, 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua “thịt nóng” tại chợ, thay vì từ các kênh bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh thịt lợn “bẩn” tràn lan, người Việt ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm và không ngại chi tiêu nhiều hơn để mua thịt an toàn.
Tại hệ thống các siêu thị CoopMart, Big C, VinMart, sức tiêu thụ thịt heo tại đây không bị ảnh hưởng mà còn tăng so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi.
Nhu cầu mua thịt lợn sạch tăng cao kéo theo giá thịt tại các kênh bán lẻ hiện đại tăng từ 15% - 20% so với chợ truyền thống. Người tiêu dùng đang dần dịch chuyển sang các kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm, thay vì mua tại chợ, chợ cóc như trước đây.
Trước ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, ngày 12/4, MNS Meat Hà Nam đã chủ động tạm ngưng hoạt động nhà máy ngay khi ổ dịch được phát hiện cách xa công ty 1,5km để tuyệt đối đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và phòng ngừa dịch bệnh lây lan đến nơi sản xuất.
Ngày 2/6, được sự cho phép theo Công văn số 3708 HD/BNN-TY của Bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, thịt lợn mát MEATDeli quay trở lại các cửa hàng VinMart và hệ thống cửa hàng bán lẻ MEATDeli Hà Nội.
Thịt lợn mát đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu với các đặc điểm: đáp ứng tiêu chuẩn Global GAP, toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, nhà máy vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Được đóng gói với công nghệ Oxy – Fresh, nhiệt độ thịt luôn giữ ổn định từ 0oC đến 4oC để bảo đảm độ tươi ngon và an toàn tuyệt đối khi đến tay người tiêu dùng.
Đưa thịt bò tăng dần trong cơ cấu bữa ăn
Theo báo cáo, hiện TP. Hà Nội có tổng đàn bò trên 134 nghìn con, sản lượng ước đạt 5.350 tấn. Trong đóm riêng huyện Ba Vì đã quy hoạch và hình thành được 10/31 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với tổng đàn bò thịt đạt trên 20 nghìn con, quy mô bình quân 5 con/hộ. Toàn huyện có gần 150 trang trại bò với quy mô từ 20 con trở lên, có trang trại chăn nuôi, vỗ béo từ 80-100 con bò thịt.
“Việc triển khai chương trình đề án đúng hướng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ NN&PTNT là tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô, theo hướng sản xuất thịt bò chất lượng cao cung ứng ngay cho thị trường Hà Nội; cung ứng tinh giống cho đồng bằng Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, hiện cơ cấu dinh dưỡng bữa ăn của người dân, thịt lợn chiếm 70%, thịt gà chiếm 20%, thịt bò chỉ có hơn 6%. Sự mất cân đối trên dẫn đến việc không bền vững về mặt thị trường, sinh học, cân đối dinh dưỡng. Trong khi, trên thế giới thịt bò chiếm 20 – 25% thị phần, thịt gà 30%.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, dựa trên những điều kiện thuận lợi về hạ tầng, dân trí, nhất là về thị trường, Hà Nội và Thái Bình đều có lợi thế phát triển gấp 2 đến 4 lần đàn bò hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp.
“Việc tập trung phát triển đàn bò, cần ưu thế phát triển chăn nuôi bò thịt, bò nhân giống và phải hình thành một ngành kinh tế về khai thác giá trị, phát triển chăn nuôi bò. Bộ trưởng cũng lưu ý, phát triển chăn nuôi phải gắn liền một số yêu cầu như khai thác tối đa kinh tế, chú ý sinh kế người dân và bảo đảm môi trường”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ thịt bò ở Việt Nam tăng từ 330.000 đến 1 triệu tấn. Hà Nội và Thái Bình có triển vọng trở thành hạt nhân trong chăn nuôi đàn bò ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, phát triển thương hiệu phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, Bộ trưởng nói.
Dâu tằm cứu hồ tiêu
Thời gian qua, thủ phủ hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) đã triển khai thí điểm mô hình trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật và giống mới, bước đầu đạt tín hiệu tốt.
Theo tính toán, 1 sào dâu tốt có thể đảm bảo đủ lượng thức ăn nuôi một hộp tằm. Nếu làm đúng quy trình, năng suất một hộp tằm giống sẽ cho 50kg kén, lợi nhuận thu được cao gấp 4 lần so với trồng các loại cây trồng truyền thống. Đặc biệt, nghề nuôi tằm có độ rủi ro thấp vì chỉ đầu tư 1 triệu đồng/hộp giống, thời gian nuôi đến thu hoạch chỉ 15 ngày.
Theo nông dân Trần Thanh Hà (thôn Tứ Kỳ Bắc), cuối năm 2018, gia đình anh được Trung tâm đầu tư cho một hộp giống tằm. Sau hơn nửa tháng, được 39kg kén, bán với giá 125.000 đồng/kg, thu hơn 4,8 triệu đồng. "Tôi thấy việc nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây cà phê và các loại cây màu khác. Sắp tới đây, tôi sẽ mở rộng trồng dâu để nuôi thêm hai hộp giống tằm”, anh Hà nói về kế hoạch của mình.
Là một trong những hộ trước đây trồng chuyên canh cây hồ tiêu và cà phê, chị Nguyễn Thị Hường (thôn Tứ Kỳ Bắc) kể rằng, khi hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, cà phê mất mùa, mất giá khiến kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Cuối năm 2018, chị Hường tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, được Trung tâm đầu tư giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nhờ vậy mà lứa tằm đầu tiên gia đình chị đã nuôi thành công, kén tằm đạt năng suất, chất lượng cao.
“Trước đây, tôi chỉ trồng hồ tiêu, cà phê, thời gian gần đây, tiêu và cà phê bị chết, mất giá khiến kinh tế rất khó khăn. Bây giờ, được huyện giúp đỡ tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, nên cuộc sống cũng đã đỡ vất vả. Tôi thấy trồng dâu nuôi tằm có vốn đầu tư thấp nhưng lại cho thu nhập ổn định nên sẽ tiếp tục mở rộng”, chị Hường vui vẻ nói.
Theo bà Hoàng Thị Huấn, đại lý cung ứng vật tư và con giống (trụ sở ở huyện Krông Buk, Đăk Lăk), nghề trồng dâu nuôi tằm lấy kén tuy mới mẻ với người dân thủ phủ hồ tiêu Chư Sê nhưng cũng không khó lắm và hiệu quả lại cao nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.
Ông Lê Sỹ Quý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê, cho biết: Hiện bà con rất phấn khởi và hy vọng đây là mô hình mở ra hướng đi mới trong điều kiện giá cà phê xuống thấp, hồ tiêu chết vì dịch bệnh. Đề nghị huyện quan tâm mở rộng thêm vùng trồng dâu và nhân rộng ra các xã khác để có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tái canh trên vườn tiêu chết, vườn cây cà phê già cỗi./.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.