Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2021 | 17:1

Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành mía đường

Giá thu mua mía thời gian qua xuống thấp, gây không ít khó khăn cho ngành mía đường. Đó là nguyên nhân khiến người trồng mía giảm diện tích, chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hội thảo “Để mía không đắng” vừa được tổ chức tại Phú Yên là cơ hội để các tỉnh có nhiều diện tích trồng mía có dịp tham vấn các chuyên gia đầu ngành về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, canh tác mía bền vững và đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị cũng như sức cạnh tranh của ngành mía đường.
 
Diện tích mía đường giảm
 
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên, cùng với cây lúa, sắn, thì mía là cây trồng chủ lực của tỉnh, địa phương đã quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu mía chủ yếu tại các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Những năm gần đây, diện tích trồng mía đang có xu hướng giảm, từ 27.949 ha (năm 2017) xuống còn 21.601 ha (năm 2020). Niên vụ mía năm 2020-2021, diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh khoảng 22.000 ha, năng suất bình quân 57,4 tấn/ha, sản lượng 1,2 triệu tấn.
img_0115.jpg
Hệ thống tưới phun nước trên cây mía - giải pháp tưới tự động.

“Ngành mía đường đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Phú Yên. Tuy nhiên, thời gian qua, giá mía xuống thấp khiến hiệu quả của cây mía giảm. Bên cạnh đó, khâu sản xuất, hệ thống thủy lợi, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào trồng trọt, thu hoạch còn nhiều hạn chế..., làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành mía đường. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cơ sở sản xuất mía giống, chất lượng hom giống chưa được bảo đảm, nên lượng giống đầu tư lớn trong khi tỉ lệ năng suất không đồng đều. Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất mía trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ; công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế... Đó là những nguyên nhân khiến người trồng mía khi thấy cây trồng khác có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì từ bỏ cây mía”, ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên cho biết.

Theo tiến sĩ Cao Anh Đương - quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường, ngoài tỉnh Phú Yên ra, diện tích trồng mía và nhà máy mía đường giảm rất mạnh trong 3 niên vụ gần đây do tác động kép từ giá mía xuống thấp và biến đổi khí hậu. Số lượng nhà máy cả nước từ 36 còn 24 nhà máy. Tuy nhiên, ngành mía đường đã có dấu hiệu hồi phục từ việc chặn đường Thái Lan bán phá giá và được trợ cấp (Quyết định 1578 của Bộ Công Thương), cuối vụ mía 2020-2021, giá mía nguyên liệu tăng 100.000 - 200.000 đồng/tấn.

 

Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo tham luận của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến mía đường, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực mía đường; tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân trồng mía và ý kiến của các công ty mía đường trong việc tháo gỡ những khó khăn đối với ngành mía đường trong giai đoạn hiện nay.

img_1842.jpg
Đưa cơ giới hoá vào khâu trồng mía.

Ông Cao Anh Đương cho biết thêm, hiện cũng có công nghệ áp dụng vào khâu quản lý để tiết giảm các chi phí quản lý máy móc, con người, khâu thu hoạch. Nếu thay sức người bằng AI (trí tuệ nhân tạo), giải pháp công nghệ, cảm biến... để giám sát khâu chăm sóc thì sẽ tiết giảm chi phí.

Đưa ra tham kiến để ngành mía đường có lối ra, theo ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, muốn ngành mía đường phát triển thì giá mía phải bảo đảm cho người nông dân đạt thu nhập tương đương hoặc cao hơn cây trồng cạnh tranh khác. Các cơ quan quản lý, địa phương cần có biện pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; kiểm soát, ngăn chặn đường giá rẻ nhập lậu dìm giá đường trong nước khiến đầu ra khó khăn. Để bảo đảm năng lực cạnh tranh của cây mía, các địa phương, trong đó có tỉnh Phú Yên, cần xác định việc phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai để ứng phó tốt hơn.

Còn ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho rằng, điều đầu tiên và căn bản nhất là phải hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân, bên cạnh việc các viện nghiên cứu cùng doanh nghiệp nỗ lực nâng cao chất lượng giống để giảm chi phí trồng. "Trong vài năm tới, ngành đường Việt Nam sẽ cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực. Do vậy, vấn đề tôi muốn đặt ra cho doanh nghiệp lúc này chính là sự đổi mới về công nghệ", ông Toản nói.

Về vấn đề phế phụ phẩm đường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan trăn trở trong việc gia tăng giá trị phế phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có đường. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp đồng hành, bởi riêng bà con nông dân thì không làm được.
 
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tiếp thu và trả lời ý kiến của các đại biểu liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho ngành mía hiện nay như giống, máy nông cụ phục vụ cho việc trồng và thu hoạch mía. Theo ông Thế, Phú Yên là vùng nguyên liệu trồng mía lớn của cả nước với diện tích 29.000ha cùng hơn 20.000 hộ trồng. Ngành trồng mía đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi như Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Tỉnh đã có kế hoạch đầu tư thủy lợi phục vụ chuyên canh cây mía và cây trồng khác… như xây dựng hồ mới, sửa hồ đập, nâng cao khả năng tưới tiêu hồ nhánh…
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top