Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 8 năm 2022 | 23:56

Hà Giang đẩy mạnh phong trào thi đua cải tạo vườn tạp

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ-TU, Hà Giang đẩy mạnh thi đua cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Qua đó, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất của gia đình.

Đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp
 
Ngày 1/12/2020, Tỉnh uỷ Hà Giang ban hành Nghị quyết 05-NQ-TU về Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đây là Đề án lớn mang tầm chiến lược. Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã nhận được sự đồng thuận của người dân, tạo thành phong trào sâu rộng xuống tận các tôn, xóm, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Đến nay, Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững bước đầu làm thay đổi nhận thức của người dân, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các hộ gia đình, thôn, xã.
hg1.jpg
Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn xã Phong Quang có hơn 13 hộ cải tạo vườn tạp
Khu vườn rộng hơn 5.000m2 trước kia trước chủ yếu là cây tạp không có hiệu quả kinh tế, sau khi được xã tuyên truyền, gia đình bà Thào Thị Tuyết ở thôn Lùng Càng, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên tiên phong đi đầu trong việc cải tạo vườn tạp.
 
Nhiều năm trước, gia đình bà tiến hành cải tạo khu vườn tạp quanh nhà để trồng các loại rau, củ theo mùa như rau lang, bí ngô, rau mùng tơi... Việc cải tạo vườn tạp không chỉ phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn đem lại thu nhập cho gia đình. Hiện nay, bình quân vườn rau củ mang lại cho gia đình bà Tuyết thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.    
hg2.jpg
Cải tạo vườn tạp không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn đem lại thu nhập cho các gia đình
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn xã Phong Quang có hơn 13 hộ cải tạo vườn tạp, đem lại thu nhập ổn định. Xã đã hỗ trợ 6 hộ, trong đó có 2 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo, được giải ngân theo Nghị quyết 58 về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ.
 
Để các mô hình mang lại hiệu quả, chính quyền xã đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Bên cạnh đó, hội nông dân cũng đã phối hợp với các đoàn thể để tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân.     
 
Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp ở xã Phong Quang đã và đang cho thấy đây là hướng đi đúng, đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với cách làm truyền thống, từ đó tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Xác định việc cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là cần thiết nên Đảng ủy xã Tân Trịnh (Quang Bình) đã xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp nhằm bố trí lại không gian vườn, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2021, xã triển khai thực hiện cho 8 hộ nghèo, cận nghèo cải tạo với tổng diện tích 6.495 m2. Trong đó, tổng diện tích trồng các loại rau, củ, quả là 1.370 m2, diện tích chăn nuôi 1.800 m2; gia súc 435 con. Cả 8 hộ đủ điều kiện vay vốn với số tiền giải ngân là 240 triệu đồng và đều sử dụng đúng mục đích. 

Điển hình như gia đình anh Đặng Đức Mạnh (thôn Ngòi Han, xã Tân Trịnh) trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Khi có đề án cải tạo vườn tạp, anh mạnh dạn đăng ký tham gia với tổng diện tích cải tạo là 420m2 và được vay vốn 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quang Bình để mua lợn giống nhằm tăng số lượng đàn lợn hiện có. 

Tính đến tháng 12/2021, huyện Quang Bình có 346 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ.  Tổng diện tích vườn tạp được cải tạo năm 2021 của các hộ thụ hưởng chính sách là 52.980 m2.

 
Cải tạo hơn 115ha vườn tạp
 
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, năm 2021, có 2.467 hộ trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cải tạo vườn tạp. Trong đó, thực hiện theo Đề án được 1.220 hộ/11 huyện, thành phố. Cơ quan chức năng đã tổ chức thẩm định và giải ngân cho 1.032 hộ vay vốn với số tiền 30.355 triệu đồng.
 
Tổng diện tích vườn tạp đã được cải tạo lũy kế tính đến cuối tháng 12/2021 là 1.155.583 m2 (tương đương 115,56 ha). Trong đó, có 802 vườn đạt từ 3 tiêu chí trở lên. Số hộ không thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết đã triển khai xây dựng vườn mẫu là 1.247 hộ; diện tích vườn đã được cải tạo là 1.731.224 m2. Các địa phương đã huy động xã hội hóa hỗ trợ cho các hộ cải tạo vườn tạp được 47.784 cây, con, quy ra kinh phí là 945 triệu đồng; số công hỗ trợ gia đình 15.015 công.
hg.jpg
Năm 2021, Hà Giang có hơn 115ha vườn tạp được cải tạo.
Đến nay, diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng cây ăn quả đạt 648.181m2; diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng các loại rau, đậu, lạc là 308.732m2; diện tích ao đã được cải tạo chăn nuôi thuỷ sản là 62.679m2 và diện tích vườn tạp đã được cải tạo để xây dựng chuồng, trại chăn nuôi là 113.864m2.
 
Đặc biệt, các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đang thí điểm xếp đá, đổ đất tạo vườn gắn với cải tạo vườn, phát triển kinh tế vườn hộ 22.127m2/33 hộ thực hiện. Đến nay đã có những sản phẩm ban đầu từ cải tạo vườn tạp như: Bắp cải tại Đồng Văn, dưa chuột tại Hoàng Su Phì, rau củ tại Quản Bạ...
 
Theo ông Nguyễn Văn Tự, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Hà Giang, phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn có giá trị kinh tế là chủ trương lớn, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn là nội dung cốt lõi của phong trào “Thi đua làm vườn giỏi” hàng năm do Hội phát động.
 
Đây cũng là tiêu chí quan trọng mang tính bền vững để nâng cao thu nhập trong XDNTM được cán bộ, hội viên, nông dân hưởng ứng. Cụ thể hóa Nghị quyết số 05 bằng các kế hoạch, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, Hội đã phối hợp với khuyến nông, các đoàn thể hỗ trợ hội viên cải tạo, chuyển đổi vườn hộ, vườn tạp theo mô hình VAC.
Năm 2021, Hội Làm vườn các huyện, thành phố đã vận động được từ 20 hộ hội viên trở lên/đơn vị cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn. Trong đó có 10 hộ ở 2 huyện Mèo Vạc và Đồng Văn cải tạo vườn bằng xếp đá đổ đất trồng cây.
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thuộc hộ nghèo của xã Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp), song với tinh thần cầu thị, quyết chí vươn lên, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Phước Trung và chị Lê Thị Hiếu Hoa Lá Liễu đã chính thức thoát nghèo nhờ gắn bó với mô hình nuôi dế mèn Thái dưới tán xoài.

  • Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Mô hình nuôi cá - vịt kết hợp với trồng lúa trên ruộng, tưởng chừng đã quên lãng trong thời gian gần đây. Nhưng, ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được các hộ nông dân và Tổ hợp tác Quyết Tiến ở xã Phú Thành áp dụng mô hình này và cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Làm giàu trên vùng đất khó

    Làm giàu trên vùng đất khó

    Sau nhiều năm bôn ba làm việc ở nước ngoài, anh Bùi Anh Tuấn ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) trở về quê hương phát triển kinh tế. Từ vùng đất gò đồi khô cằn, sỏi đá, vợ chồng anh đã tốn nhiều công sức cải tạo đất, gây dựng thành công trang trại tổng hợp, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top