Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 năm 2022 | 15:47

Hàng ngàn hécta lúa ngập úng, nông dân khóc ròng

Gần 1 tuần qua, nông dân ở các địa phương ở Phú Yên chạy đôn chạy đáo thu hoạch lúa đông xuân ngã đổ, ngập úng do đợt mưa lớn, gió mạnh bất thường vừa diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Tại các địa phương thuộc TX. Đông Hoà, nông dân khổ sở khi lúa đến thời kỳ thu hoạch bị ngã la liệt, ngập sâu trong nước, nảy mầm. Ông Nguyễn Tấn Phong, ngụ TX. Đông Hoà, chỉ tay vào đám lúa đến thời kỳ thu hoạch bị đổ ngã, ngập trong bùn nước buồn bã cho biết: “Gia đình tôi trồng được 2 sào (1 sào/500m2) lúa đông xuân, chỉ còn đến 2 ngày nữa là gọi máy gặt đập liên hợp đến cắt. Cứ nghĩ vụ này sẽ có lãi do đánh giá năng suất đạt. Nào ngờ đợt mưa lớn, gió lốc trong hai ngày 30 và 31/3 đã làm nhiều diện tích lúa ngã rạp, ngập sâu dưới nước; lúa lên mộng làm năng suất giảm, thậm chí gặt về chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm”.
 
Còn anh Thái Quốc Phong, ngụ huyện Tây Hoà cho hay: “Vụ lúa đông xuân này, nông dân khổ quá. Đầu vụ mới sạ thì mưa lũ trôi mất giống. Sạ lại lần hai, bỏ công chăm sóc đến gần cuối vụ, chưa kịp mừng vì thấy lúa tươi tốt, hứa hẹn trúng mùa thì bất ngờ gặp thời tiết mưa lớn, dông gió khiến lúa bị đổ, ngập nước. Nông dân lại rơi vào cảnh trắng tay”.
 
12a.jpg
Người dân TX. Đông Hoà tranh thủ lúc trời tạnh ra đồng gặt lúa thủ công, được đồng nào hay đồng đó.

Nhiều diện tích lúa đang trong giai đoạn ngậm sữa, chín sáp, sắp cho thu hoạch nhưng bị ngập úng nên nông dân không thể cắt bằng máy gặt đập liên hợp, mà phải thuê nhân công cắt tay, trong khi đó nhân công cắt lúa lại khan hiếm. Chị Bùi Thị Hoa, ngụ phường Phú Thạnh, TP. Tuy Hoà đứng thất thần nhìn đám lúa ngã chìm dưới nước bị nứt mầm cho biết: Nguồn lao động khan hiếm đã đẩy giá thuê nhân công tăng gấp 3 lần gặt bằng máy, giá dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/sào, trong khi cắt bằng máy chỉ từ 150.000 - 180.000 đồng/sào.

Bà con nông dân nơi đây những ngày này tranh thủ trời tạnh mưa huy động người thân, hàng xóm kéo nhau ra đồng gặt lúa đang ngã rạp bằng phương pháp gặt thủ công, mong vớt vát chút ít. “Những năm gần đây, khi có máy gặt đập liên hợp thì máy tuốt lúa cũng giảm nhiều, nhân công cắt lúa cũng ít lại nên việc gặt tay đem về đập ít nhiều đã gây khó khăn cho bà con. Biết rằng đập lúa sẽ không hiệu quả, hạt lúa còn xót nhiều nhưng cứu được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Phần lớn diện tích lúa vẫn còn ngập trong nước nên hạt chín nẩy mầm. Nông dân quá xót ruột khi chứng kiến cảnh này, vì công sức cả vụ chỉ trong chờ vào lúc thu hoạch, giờ trắng tay. Họ kéo nhau ra đồng cố gặt lúa thủ công, được đồng nào hay đồng đó”, bà Hoa ngao ngán nói.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, vụ Đông Xuân năm 2021-2022, toàn tỉnh gieo sạ 26.666 ha lúa, hiện có 13.448 ha bị ngập úng, ngã đổ, chiếm 50% diện tích lúa Đông Xuân trên địa bàn. Diện tích này lúa đang trong giai đoạn ngậm sữa, chín sáp, sắp cho thu hoạch. Để giảm thiệt hại cho người dân, ngành Nông nghiệp Phú Yên khuyến cáo các địa phương hướng dẫn người dân thu hoạch nhanh đối với diện tích lúa đã chín; tranh thủ thời tiết nắng ráo khẩn trương tiêu úng cho các cánh đồng bị ngập. Vì dự báo những ngày tới, khả năng Phú Yên đón thêm một đợt mưa nữa.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top