Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 5 năm 2016 | 9:25

HN Thượng đỉnh G7: Nhất trí về các biện pháp tài chính cho tăng trưởng toàn cầu

Trong khi đó, phát biểu với báo giới, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết quy mô và thời gian tung ra các gói kích thích tài chính “cần được xem xét tùy theo tình hình của mỗi nước”. Theo ông Hiroshige Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí rằng việc các nền kinh tế đang nổi tăng trưởng chậm đã làm gia tăng tình trạng cam go của nền kinh tế toàn cầu, và G7 phải đi đầu trong việc đưa kinh tế toàn cầu đạt tăng trưởng bền vững.

Các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 26/5 đã nhất trí thực hiện linh động các biện pháp tài chính, đồng thời đẩy mạnh cải cách cơ cấu nhằm kích thích tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và các thị trường đang nổi khác.

Ngày họp đầu tiên của lãnh đạo các nước G7 và lãnh đạo Liên minh châu Âu (Ảnh AFP/ TTXVN)
 
Sau các cuộc hội đàm về kinh tế trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh G7 kéo dài 2 ngày tại tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản, một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết các nhà lãnh đạo “đã chia sẻ quan điểm rằng G7 sẽ không chần chừ đưa ra các gói kích thích tài chính nhằm thúc đẩy nhu cầu và đối phó với vấn đề người tỵ nạn, thảm họa và các vấn đề khác mà mỗi quốc gia G7 đối mặt”.

Dự kiến, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 sẽ đưa ra cách ứng phó thống nhất trước cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Syria, tình hình Ukraine, chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, cũng như hoạt động trốn thuế từ vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama"...

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này diễn ra trong bối cảnh bất ổn ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới vốn đang đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, tăng trưởng kinh tế giảm tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác, tác động của giá dầu giảm đối với các nước sản xuất dầu mỏ, cũng như khả năng Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top