Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2016 | 10:26

Hoang mang vì chanh dây đồng loạt rớt giá

Sau nhiều ngày tăng liên tục giá chanh dây ở tỉnh Gia Lai bất ngờ rơi thẳng đứng chỉ trong thời gian ngắn khiến rất nhiều người hoang mang

Ông Phạm Ngọc Cơ – Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cho biết vài tuần trước, giá chanh dây trên địa bàn khoảng 20.000 đồng/kg, một tuần trở lại đây, giá chanh dây liên tục tăng lên 40.000 đồng/kg rồi 50.000 đồng/kg và đỉnh điểm vào ngày 24-3, có giá 56.000 đồng/kg.
 
Giá chanh dây tăng vọt thời gian qua nên rất nhiều nông dân đã ồ ạt chuyển sang trồng loại cây này
Giá chanh dây tăng vọt thời gian qua nên rất nhiều nông dân đã ồ ạt chuyển sang trồng loại cây này.

Điều đáng nói, giá quả chanh tăng thì giá cây giống cũng tăng giá theo và ngày 24-3, giá mỗi dây chanh giống là 44.000 đồng/dây và  đều phải đặt mua từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến sáng 29-3, giá chanh bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 15.000 đồng/kg và đến đầu giờ chiều chỉ còn 10.000 đồng/kg.

Chị Sen – một thương lái thu mua chanh dây trên địa bàn, cho biết các thương lái Trung Quốc hằng ngày báo giá như thế nào thì chị chỉ dựa theo đó mà thu mua còn lại không biết gì hơn.

“Giá chanh dây rớt đột ngột như vậy là rất bất thường, vì chỉ 3 ngày trước đó giá còn trên 50.000 đồng/kg. Chanh dây ở đây chủ yếu được bán cho thương lái Trung Quốc nên họ tự tăng giảm giá là chuyện không tránh khỏi. Bà con nông dân nên cẩn thận vì nhiều loại nông sản như dưa hấu, khoai mỳ, lan… xuất sang thị trường Trung Quốc giá cả rất thất thường” - ông Cơ khuyến cáo.

 

Giá chanh dây tăng nhanh rồi giảm mạnh khiến bà con hết sức hoang mang.
Giá chanh dây tăng nhanh rồi giảm mạnh khiến bà con hết sức hoang mang.

Tương tự, ông Hà Ngọc Uyển- Chi cục Trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, cây chanh dây chủ yếu xuất sang Trung Quốc nên có sự chi phối về giá cả là điều đương nhiên. “Bà con nông dân không nên chạy theo phong trào dù nhiều lúc giá tăng cao nhưng chúng ta lại không làn chủ về giá được, không liên kết được với nhà sản xuất, công ty chế biết thu mua, bao tiêu sản phẩm nên rủi ro rất lớn” – ông Uyển khuyến cáo.

Cũng theo ông Uyển, hiện tại UBND tỉnh Gia Lai đã xem xét đưa cây chanh dây vào diện quy hoạch, bà con cần kiên nhẫn chờ đợi để trách gặp thiệt hại.

Truyền thông làm hại người dân

Theo ông Cơ, các phương tiện truyền thông đại chúng đang làm khó cho bà con nông dân. Chính việc các phương tiện truyền thông đang đưa tin rất nhiều về việc làm giàu từ chanh dây, từ đó khiến cho nhiều người ô át trồng nên đã dẫn đến hệ quả như hôm nay. Ông Cơ mong muốn phương tiện truyền thông nên có định hướng chính xác để bà con nông dân không bị thiệt hại.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top