Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 1 năm 2020 | 17:40

Hoạt chất glyphosate không phải tác nhân gây bệnh ung thư

Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố Toà phúc thẩm liên bang cần đảo ngược phán quyết của bồi thẩm đoàn về việc Tập đoàn Bayer phải chịu trách nhiệm cho nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.

farmer-tractor-crops.jpg
Glyphosate là một loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến nhất trong nông nghiệp ở Hoa Kỳ, trên những cánh đồng đậu nành và các loại cây trồng biến đổi gen có khả năng kháng glyphosate. Thuốc trừ cỏ Roundup còn được sử dụng trên các bãi cỏ, sân golf và những nơi khác. (Ảnh minh họa)

 

Năm 2015, sau khi bị chẩn đoán ung thư, ông Edwin Hardeman, nông dân 70 tuổi sống tại bang California, đã kiện Công ty Mosanto với tuyên bố sản phẩm Roundup của công ty này là nguyên nhân gây ra căn bệnh của ông do ông đã sử dụng thuốc diệt cỏ này trong suốt gần 30 năm.

Ngày 19/3/2019, Bồi thẩm đoàn tại Toà án Liên bang Mỹ ở San Francisco đã kết luận thuốc diệt cỏ Roundup dựa trên thành phần glyphosate có thể là tác nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư của ông Hardeman. Các luật sư của ông Hardeman cũng đã cáo buộc Mosanto không cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ gây ung thư của thuốc trừ cỏ này.

Tuy nhiên, tháng 04/2019, Cục Bảo vệ Môi trường đã tái khẳng định rằng glyphosate, hoạt chất trừ cỏ dại, không phải tác nhân gây bệnh ung thư.

Chính phủ Mỹ cũng đã cho biết trong bản tóm tắt của toà án ngày 20/12/2019, glyphosate không có khả năng gây ung thư và do đó, việc cảnh báo về vấn đề này trên nhãn như toà án bang California yêu cầu là không bắt buộc.

Sự ủng hộ của Cục Bảo vệ Môi trường và Bộ Tư pháp xuất hiện vài ngày sau khi công ty Bayer yêu cầu một phiên toà phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ bác bỏ bản án trị giá 25 triệu Đô la Mỹ mà công ty bị buộc phải bồi thường cho ông Hardeman. Bayer phủ nhận việc thuốc trừ cỏ Roundup gây nên bệnh ung thư, đồng thời cho rằng không thể tuân thủ phán quyết của vụ Hardeman được đưa ra theo luật tiểu bang, vì bất kỳ nhãn cảnh báo nào cũng sẽ mâu thuẫn với hướng dẫn từ cơ quan liên bang.

Cục Bảo vệ Môi trường và Bộ Tư pháp (Hoa Kỳ) cùng đồng tình trong hồ sơ hôm 20/12/2019 rằng: “Việc các nhà sản xuất và bán hàng đưa ra thông tin trên nhãn của mình khác với các phê duyệt từ Cục Bảo vệ Môi trường là bất hợp pháp”./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top