Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 7 năm 2021 | 13:50

Hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng

Ngày 29/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng năm 2021, tại 3 điểm cầu gồm: Hà Nội, Đồng Tháp, Sóc Trăng với khoảng gần 100 đại biểu tham dự.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cho biết, toàn tỉnh có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. Tính riêng tại huyện Châu Thành - địa phương trồng nhãn nhiều nhất tỉnh, đã có hơn 3.660 ha. Dự kiến từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có 1.230 ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 11.600 tấn.

Mỗi năm Đồng Tháp trồng hơn 3.450 ha khoai lang, sản lượng khoảng 87.400 tấn. Từ nay đến cuối năm tỉnh còn hơn 1.400 ha khoai sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 35.100 tấn. Tỉnh cũng là địa phương sản xuất cá tra lớn với diện tích 2.000 ha mặt nước, sản lượng trên 530.000 tấn/năm.

 

 

Từ nay đến cuối năm, Đồng Tháp có khả năng cung ứng thêm nhiều loại nông sản khác như: lúa diện tích hơn 123.250 ha, sản lượng ước đạt gần 550.000 tấn; xoài diện tích hơn 3.770 ha, sản lượng ước đạt gần 30.650 tấn; chanh diện tích hơn 1.760 ha, sản lượng ước đạt gần 21.500 tấn; ổi diện tích hơn 600ha, sản lượng ước đạt gần 13.780 tấn, Cam: diện tích hơn 1.600 ha, sản lượng ước đạt gần 6.400 tấn…

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên nhãn xuồng tại một số huyện không có thương lái thu mua, giá bán từ 5.000 - 15.000 đồng/kg (tùy địa phương), giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg so với năm trước. Qua rà soát có 37 vựa, cơ sở, đại lý thu mua cây ăn trái nhưng chỉ còn 15 vựa còn hoạt động nhưng nhỏ lẻ.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, diện tích nhãn của tỉnh này đạt 3.130 ha, trong đó 2.536 ha đang cho thu hái. Thời gian thu hoạch từ tháng 7-12/2021 với sản lượng khoảng 24.400 tấn. Giá bán nhãn xuồng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhãn da bò 10.000 đồng/kg tùy thuộc theo giống và địa phương.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và PTTT Nông sản cho biết, Hội nghị là dịp để các cơ quan nhà nước cùng các doanh nghiệp trao đổi bàn các giải pháp nhằm hỗ trợ các địa phương và bà con nông dân thúc đẩy tiêu thụ nông thủy sản nói chung, các sản phẩm OCOP,  đặc biệt là quả nhãn niên vụ 2021.

 

 Toàn cảnh Hội nghị.

 

Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, các địa phương cần đổi mới công tác xúc tiến tiêu thụ, áp dụng trên quy mô lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; vừa thực hiện mô hình xúc tiến tiêu thụ truyền thống qua siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các  chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản…,vừa thông qua các nền tảng thương mại điện tử online, hạ tầng internet thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, fanpage...

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản kính đề nghị các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, các doanh nghiệp, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản và các Cơ quan truyền thông tích cực thông tin truyền thông để thúc đẩy tiêu thụ quả nhãn và các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng năm 2021 thành công, giúp bà con nông dân một mùa thu hoạch được mùa, được giá.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ cho biết, hướng đi của các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử hiện nay là sự lựa chọn đúng đắn. Nhờ đó việc đưa sản phẩm ra quảng bá cho các khu vực dễ dàng và thuận lợi hơn. Không những trong thời điểm dịch bệnh, chúng tôi hi vọng các sản thương mại điện tử sẽ hộ trợ cho các nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm nông sản không chỉ trong dịch bệnh và còn thời gian sau này nữa.

 

 Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và PTTT Nông sản phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.

 

Còn theo ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), hiện nay, Cục đã có nhiều chương trình hợp tác, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT giới thiệu các sản phẩm OCOP, nông sản trên các sàn thương mại điện tử như: như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, page book và hỗ trợ phát trực tiếp cho bà con để hỗ trợ hàng Việt Nam tiêu thụ nhanh hơn.

Đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ đào tạo để đưa cách phân phối này tới sâu hơn với bà con. Sẽ có 2 hình thức kết nối tiêu thụ nông sản. Một là mua trực tiếp, giống như siêu thị nhập hàng của HTX. Hai là HTX đứng ra trực tiếp phân phối trên sàn thương mại điện tử. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết và đào tạo cho bà con về cách đẩy và phân phối hàng trên các sàn giao thương mại điện tử đó, ông Hoàng cho biết.

 

 Điểm cầu Đồng Tháp.

 

Kết luận Hội nghị, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đánh giá cao các ý kiến tại hội nghị. Đồng thời, đóng góp vào việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và nêu cao tinh thần “Nâng niu nông sản Việt - Nâng niu tâm hồn Việt - Nâng niu giá trị Việt” của người tiêu dùng.

Tại Hội nghị diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng với chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội về việc bao tiêu sản phẩm.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top