Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2020 | 22:31

Huế: “Làm sạch” số liệu tàu cá

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên số lượng tàu cá trong sổ đăng ký và số lượng tàu tham gia đánh bắt cá thực tế không trùng khớp nhau. Để có số liệu chính xác hơn từ đó quản lý hiệu quả hơn, Chi cục Thủy sản TT - Huế đã công bố danh sách tàu cá mất tích.

Theo đó, tàu cá mất tích ở đây được hiểu là những tàu trước đây đã đăng ký đầy đủ về mặt pháp lý và được lưu trữ trong sổ đăng ký tàu cá tại Chi cục Thủy sản, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau đến nay các tàu cá này không còn kết nối với cơ quan quản lý thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Vinh Bình cho biết, việc mất liên lạc này có thể là do tàu hết hạn nhưng chủ tàu không đến đăng kiểm lại, tàu hết hạn Giấy phép Khai thác thủy sản nhưng không đến xin cấp phép…

Có một số trường hợp cơ quan quản lý không thấy sự xuất hiện của tàu đã đăng ký do: tàu bị đã bị phá hủy, bị cháy, bị chìm, bị tháo dỡ do cũ, chuyển đổi sang hoạt động trong lĩnh vực khác… Tuy nhiên, phần lớn chủ tàu trong số này không tiến hành các thủ tục để xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký.

“Thực trạng tàu cá vỏ gỗ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm và là động sản nên hàng năm đều có giải bản (phá dỡ); có khi cũng bị phá hủy, cháy hoặc chìm đắm… Cũng có thể tàu còn thật nhưng đi trong nam, ngoài bắc không về đăng kiểm, cấp phép hoặc lý do gì đó không đánh cá nữa chuyển đổi sang làm việc khá như: chở hàng, phục vụ du lịch… Nhiều người trong số này cũng chẳng đi thực hiện các thủ tục để xóa tên tàu cá nữa”, ông Bình cho hay.

Không dừng lại ở việc gây ra những khó khăn trong công tác quản lý tàu cá, những tàu mất tích này còn là nguyên nhân khiến tiến trình gỡ “thẻ vàng” mà châu Âu đã ra đối với thủy sản khai thác của Việt Nam trước đó gặp trở ngại.

 

136 tàu mất kết nối với cơ quan quản lý thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế.
136 tàu mất kết nối với cơ quan quản lý thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Trước thực tế này, vào đầu tháng 3/2020 Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo về việc Giấy phép hết hạn, cần làm thủ tục cấp mới Giấy phép khai thác thủy sản và kèm theo danh sách 209 tàu.

Sau khi nhận thông báo, một số chủ tàu đã hoàn tất việc bổ sung các hồ sơ pháp lý, do đó, danh sách tàu cá mất tích được công bố vào ngày ngày 31/3 theo quyết định số 38/QĐ-CCTS của Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế còn lại 136 chiếc.

Cụ thể hơn, số tàu cá mất tích này có công suất từ 22 – 700 CV, tập trung ở các huyện Phú Vang (93 tàu), Phú Lộc (37 tàu) và thị xã Hương Trà (6 tàu). Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (74 tàu) là địa phương có số tàu cá mất tích nhiều nhất.

Quyết định số 38/QĐ-CCTS của Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu, “trong thời hạn tròn 1 năm kể từ ngày công bố, các chủ tàu này có thể phục hồi chỉ tiêu hạn ngạch khai thác thủy sản của mình nếu đã thực hiện xong các quy định quản lý kỹ thuật, quản lý hành chính tàu cá và nếu còn hạn ngạch khai thác thủy sản của tỉnh. Dấu hiệu tàu cá được phục hồi là được cấp phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản mới, có thời hạn cấp phép đến năm 2024”.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Bình cho hay, thông báo tàu cá mất tích là một bước chủ động để cơ quan đăng ký tàu cá tiến hành làm thủ tục xóa đăng ký các tàu không còn tồn tại trong thực tế hoặc không còn đánh cá nữa. Đây là một thủ tục hành chính thông thường trong quản lý tàu cá theo các văn bản pháp lý hiện hành.

Xóa tên đối với được các tàu không còn kết nối với cơ quan quản lý thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đồng nghĩa với việc sẽ giúp số liệu đăng ký và số lượng tàu trực tiếp tham gia hoạt động trong thực tế sẽ đồng bộ hơn và công tác quản lý sẽ hiệu quả hơn. Song song với điều này, sau khi đối chiếu với hạn ngạch đã được phân bổ, “chỗ trống” từ việc xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia sẽ tạo cơ hội cho những người dân khác muốn đầu tư trong lĩnh vực đánh bắt hải sản.

Được biết, hiện nay đối với việc sử dụng tàu không có giấy phép để đánh bắt cá, chủ tàu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính rất nặng, có trường hợp lên đến 1 tỷ đồng.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top