Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2016 | 1:27

Hưng Yên chủ động sản xuất lúa xuân

Vụ lúa xuân 2016, tỉnh Hưng Yên có kế hoạch gieo cấy 37.500ha; phấn đấu năng suất đạt 65 - 66 tạ/ha, trong đó, lúa xuân muộn chiếm 100%, lúa chất lượng cao đạt  62 - 65% diện tích gieo cấy. Toàn tỉnh dự kiến sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn” khoảng 500ha, đồng thời chuyển đổi 1.120ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm và kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Hưng Yên hỗ trợ trên 8,5 tỉ đồng nạo vét kênh mương và đắp đê Bắc Hưng Hải.

Những biện pháp để đạt được kế hoạch đề ra: các địa phương cần chỉ đạo gieo, cấy trước Tết Nguyên đán khoảng 15 - 20% diện tích; sau Tết gieo, cấy 80 - 85% diện tích còn lại, đảm bảo thời gian lúa phân hóa đòng và trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, thời gian trỗ tập trung từ ngày 5 - 15/5; gieo, cấy 100% trà lúa xuân muộn bằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 140 ngày; mỗi huyện, thành phố lựa chọn từ 3 - 4 giống chủ lực (nếp các loại; Bắc thơm số 7; Thiên ưu 8; Thơm RVT; TH3-3) để chỉ đạo gieo, cấy; mở rộng tối đa diện tích gieo, cấy bằng mạ non trên nền đất cứng và gieo vãi. Chỉ gieo mạ dày xúc để cấy chân vàn thấp, không chủ động điều tiết nước, cấy khi mạ được 3- 3,5 lá thật; tập trung gieo, cấy trong tháng 2/2016, hoàn thành gieo, cấy trước ngày 05/3/2016.

Về giống và thời vụ, các địa phương lựa chọn trình diễn, khảo nghiệm trong các giống có triển vọng sau: TBR225, Sơn Lâm 1, ADI 30, ADI 168, TH3-5, Kinh sở ưu 1588, GS9 để mở rộng sản xuất. Tùy thuộc thời gian sinh trưởng của từng giống, bố trí lịch thời vụ theo các giống chủ lực (nếp các loại, Bắc thơm số 7, Thiên ưu 8, Thơm RVT, TH3-3).

Về giải pháp kỹ thuật,  thực hiện gieo mạ nền cứng hoặc gieo thẳng; tuyệt đối không gieo, cấy khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 15 độ C; chủ động dự phòng giống có thời gian sinh trưởng ngắn để gieo, cấy bù diện tích lúa và mạ bị chết do rét đậm, rét hại; bón lót đủ, bón thúc theo đúng quy trình thâm canh của từng giống. Sử dụng phân bón tổng hợp NPK, phân hữu cơ vi sinh, phân vi lượng; tăng khoảng 10% lượng kali đối với lúa lai và lúa thuần chất lượng.

Chủ động lấy nước ngay khi các hồ thủy điện xả nước đợt đầu tiên để phục vụ làm đất, gieo, cấy lúa; khoanh vùng, đảm bảo nước tưới cho cây vụ đông nhưng không để ảnh hưởng đến chất lượng đất ải, công tác làm thủy lợi nội đồng.

Chủ động lắp đặt trạm bơm dã chiến tại những vùng quá khó khăn về nước để đổ ải hết diện tích gieo, cấy theo kế hoạch.

Phát động chiến dịch diệt chuột toàn tỉnh, tập trung trong giai đoạn đổ ải vụ xuân bảo vệ kết quả sản xuất; tăng cường tập huấn quy trình gieo mạ nền cứng, gieo thẳng, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; chuyển giao những biện pháp canh tác mới trong thâm canh lúa như “3 giảm, 3 tăng”, SRI, phòng trừ sâu bệnh theo IPM; tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mới, giống lúa mới, phân bón mới để nông dân sử dụng hiệu quả.

Hữu Năng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top