Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 6 năm 2022 | 20:38

Khai mở thị trường thực phẩm khổng lồ của người Hồi giáo

Chiều 28/6, Bộ Ngoại giao và Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức Hội nghị "Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam" với sự tham gia của nhiều địa phương, doanh nghiệp và một số đại diện các quốc gia sử dụng các thực phẩm Halal tại Việt Nam.

“Thực phẩm Halal” là thức ăn và đồ uống “được phép” theo Luật hồi giáo. Các sản phẩm được dán tem Halal là lựa chọn bắt buộc đối với người Hồi giáo, vì thế, các sản phẩm nhập khẩu vào các quốc gia hồi giáo chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm. Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran, luật Shariah và tiêu chuẩn Halal.

 

untitled.jpg
Tại hội nghị, các địa phương, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cùng ngồi lại để đưa ra giải pháp khai thác tiềm năng của thị trường Halal.

 

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu nông sản trên thế giới. Sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam có mặt tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng, giá trị và vị thế không ngừng được nâng cao.

Đặc biệt, các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với thị trường Halal. Theo báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng nhanh, từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

“Do vậy, thị trường sản phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng to lớn, đầy triển vọng, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản, lương thực, thực phẩm”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.

Tính đến năm 2021, có trên 50% các tỉnh, thành phố đã bước đầu xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Halal toàn cầu; một số Tập đoàn lớn và khoảng 750 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có chứng nhận Halal.

Tuy nhiên, hiện nay, thực phẩm Halal xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông, thủy sản thô và sơ chế với 8 mặt hàng xuất khẩu chính là bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, thủy sản, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, hạt tiêu và chè.

Từ năm 2020 đến nay, Bộ Ngoại giao cùng với Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan đã đánh giá tiềm năng, triển vọng thị trường Halal toàn cầu, định vị Việt Nam trên bản đồ Halal thế giới nhằm khai mở thị trường Halal toàn cầu.

“Thị trường này rất giàu tiềm năng và phát triển nhanh, với nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược-mỹ phẩm, du lịch, dệt may, dịch vụ… Nhiều nước đã có chiến lược, chương trình phát triển ngành Halal, nền kinh tế và hệ sinh thái Halal một cách chiến lược và toàn diện. Tuy nhiên, vị trí của Việt Nam còn khá khiêm tốn trên bản đồ Halal toàn cầu”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết.

 

23232323.jpg
Gian hàng trưng bày các sản phẩm đường tiêu chuẩn Halal của một công ty ở Thanh Hóa.

 

Theo bà Trần Thị Minh Thu, vụ trưởng Vụ tín ngưỡng và các tôn giáo khác thuộc Ban Tôn giáo chính phủ, cùng bà Phạm Hoài Linh, phó trưởng phòng Vụ thị trường châu Á - châu Phi của Bộ Công thương.

Về khách quan, việc không có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất trên toàn thế giới tạo ra sự phân mảnh về việc cấp giấy chứng nhận Halal và yêu cầu khác nhau giữa các nước.

"Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp của người Hồi giáo và một số tổ chức Hồi giáo cấp giấy chứng nhận Halal mang tính nhỏ lẻ. Việc thiếu cơ quan của nhà nước hay một hiệp hội làm đầu mối để điều tiết sẽ gây khó khăn không ít cho hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác". bà Thu Minh nhấn mạnh.

Để khắc phục vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc khai mở và giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

“Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã chỉ đạo, giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ban, ngành và tỉnh thành liên quan xây dựng định hướng tổng thể thúc đẩy sự phát triển ngành Halal Việt Nam về dài hạn, nhất là đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal toàn cầu”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao nói.

Theo ông Phạm Quang Hiệu, để có thể tiếp cận và khai thác thị trường Halal, bên cạnh tập trung vào đối thoại chính sách, hướng dẫn quá trình sản xuất, chế biến, thị trường và chứng nhận Halal cho hàng nông lâm thủy sản, cần đưa ra được những ý kiến đóng góp về cơ chế, chính sách, thực tiễn triển khai.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top