Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 21:12

Kim Bảng chuyển mình ngoạn mục về đích NTM

Từ nghị quyết đề ra, Kim Bảng (Hà Nam) đã có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu kép - cả xã và huyện cùng đạt chuẩn NTM.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra là phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM trước năm 2020. Từ nghị quyết đề ra, Kim Bảng đã có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu kép - cả xã và huyện cùng đạt chuẩn NTM.
 
Chỉ trong thời gian ngắn, Kim Bảng đã huy động đầu tư tới gần 2.000 tỷ đồng cho xây dựng các tiêu chí từ xã đến huyện, đặc biệt nợ đọng xây dựng cơ bản được giảm tối đa. Đây chính là một trong những thành công lớn của huyện Kim Bảng trong thực hiện xây dựng NTM.

 Đưa máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.

Kim Bảng là huyện bán sơn địa, với tổng diện tích đất tự nhiên 18.487,2ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%. Tổng dân số 118.681 người, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp.
 
Với chủ trương tập trung cao nhất cho phát triển sản xuất, khuyến khích mô hình liên kết, quan tâm phát triển kinh tế hộ, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án và mô hình phát triển sản xuất đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
 

Phụ nữ các xã chăm sóc đường hoa.

Từ đó, xác định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, huyện Kim Bảng đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện  nghị quyết đã đề ra về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
 
Trong quá trình thực hiện, Kim Bảng chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM. Với đội ngũ cán bộ chuyên trách lĩnh vực NTM từ huyện đến xã đều là những cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng nắm bắt, tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Đồng thuận từ lời nói đến việc làm, với cách làm đó, Kim Bảng đã làm bật lên sức mạnh nội lực và quyết tâm cán đích NTM đúng theo Nghị quyết.
 

 Hội phụ nữ dọn dẹp vệ sinh đường xá.

Kết quả sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Kim Bảng đã hoàn thành, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra là đạt chuẩn huyện NTM trước năm 2020. Các công trình xây dựng đều nằm trong quy hoạch, bảo đảm đúng quy định. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, điện, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư được cải tạo, nâng cấp, xây mới khang trang; Thu nhập của nhân dân trên địa bàn thông qua sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần giảm nghèo bền vững. Các xã trong huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm giàu từ kinh tế hộ. Các tiêu chí như: Văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường đều đạt chuẩn.
 

 Mô hình nuôi Thỏ tai thị trấn Ba Sao.

Từ khi thực hiện NTM, cơ cấu kinh tế của huyện đã có chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân dân được chú trọng trang bị kiến thức và hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất, đẩy mạnh sản xuất trên cánh đồng mẫu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tích tụ ruộng đất sản xuất nông sản sạch... để từng bước nâng cao thu nhập. Huyện Kim Bảng ngày càng củng cố vững chắc là huyện công nghiệp của tỉnh.
 
Với việc làm thiết thực trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 1069/QĐ-TTg công nhận huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt chuẩn nông thôn mới. Vào ngày 22/12, Kim Bảng sẽ long trọng tổ chức đón nhận danh hiệu này.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top