Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 10 năm 2018 | 9:51

Lâm Đồng: Chú trọng giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch

Để giảm tổn thất sau thu hoạch, Lâm Ðồng đã có nhiều biện pháp, trong đó, hỗ trợ, thu hút đầu tư vào sơ, chế biến, giúp nâng cao chuỗi giá trị nông sản là điều căn bản.

 

lđog-99999.jpg

 Trung tâm sau thu hoạch Công ty Phong Thúy

Lâm Đồng là vùng chuyên canh nông nghiệp, với nhiều loại cây có diện tích, năng suất đứng đầu cả nước. Hiện, tỉnh đã có khoảng 65% rau củ quả được sơ chế trước khi tiêu thụ. Song, do chưa có nhiều cơ sở chế biến, nên đa số sản phẩm chỉ được sơ chế, bán tươi.

 Vì vậy, chưa tăng được giá trị sản phẩm, việc bảo quản nông sản còn hạn chế, điều này cũng ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ, thông qua liên kết  chuỗi, chiếm tỷ lệ rất thấp; mới có 8,2% với 61 chuỗi; 1.773 hộ liên kết sản xuất, với diện tích 2.542 ha; sản lượng 186.468 tấn tiêu thụ theo chuỗi.

Lâm Đồng thực hiện giảm tổn thất sau thu hoạch từ 2011-2015. Năm 2013, có “Đề án giảm tổn thất sau thu hoạch đối với  chè, rau, hoa, giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến 2020”. 

 Theo đó, Lâm Đồng cho phép thực hiện thí điểm Trung tâm sau thu hoạch, tiếp nhận hệ thống máy phân loại nông sản (cà chua) do Nhật Bản hỗ trợ, thông qua  Công ty TNHH Nông sản PhongThúy. Sau khi thí điểm, hệ thống máy phân loại nông sản  sau thu hoạch hoạt động ổn định, hiệu quả.

 Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công ty Phong Thúy cho biết, máy phân loại nông sản có khả năng phân loại cà chua theo tiêu chí kích thước, màu sắc, đảm bảo yêu cầu đơn đặt hàng của khách. Đồng thời, tăng năng suất phân loại cà chua từ 120 tấn/tháng, lên 200 tấn/tháng. Giảm công lao động phân loại từ 8 người/8 giờ/ngày, xuống còn 8 người/2 giờ/ngày (giảm 75% công lao động/ngày).

 Cuối năm 2017, Trung tâm Phong Thúy ký hợp đồng cung cấp cà chua cho 15 đơn vị, với số lượng trên 1.100 tấn/tháng. Sản lượng cà chua qua sơ chế, phân loại đạt 2.866 tấn, trị giá 72,49 tỷ đồng, sản lượng bình quân đạt 238 tấn/tháng, với giá bán 25,3 triệu đồng/tấn.

 Ngoài cà chua, Trung tâm còn sơ chế, đóng gói hơn 60 mặt hàng: bắp cải, ớt chuông, dưa leo, các loại xà lách thủy canh, bông cải, củ cải, khoai tây, khoai lang, cà rốt, tỏi, bí các loại, khổ qua, đậu cove, chanh dây, chuối la ba, su hào, cải sậy, tần ô,... sản lượng khoảng 800 tấn/tháng.

 Ông Nguyễn Văn Lục, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng hiện có trên 50 doanh nghiệp chế biến chè; 32 doanh nghiệp rau; 14 doanh nghiệp cà phê... Lĩnh vực chăn nuôi, có 1 nhà máy chế biến sữa ( Đà Lạt Milk), công suất 40.000 tấn/năm.

 Gia Lai: Trồng dâu nuôi tằm trên những vườn tiêu hỏng

Từ thực tế, hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho nông dân Gia Lai, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, bước đầu cho thu nhập ổn định.

 

g-lai-nuoi-tam-9999.jpg

 Mô hình nuôi tằm hộ anh Khoa, xã Ia Blứ

 

Tại xã Ia Blứ huyện Chư Pưh, giữa năm nay, một số hộ dân đã chuyển đổi đất trồng tiêu bị chết sang trồng dâu nuôi tằm, Hiện nhiều hộ đã nuôi được 4-5 lứa, với giá kén tằm là 130 ngàn đồng/kg, mỗi lứa, thu được 4-5 triệu đồng/sào dâu.

 Anh Lê Văn Khoa-một trong những hộ nuôi tằm thôn Lương Hà-cho biết: “Trước đây, tôi trồng mấy ngàn trụ tiêu nhưng giờ chết hết, thành ra trắng tay. Thấy người ta trồng dâu nuôi tằm vừa đầu tư ít, lại quay vòng nhanh nên tôi đã mạnh dạn trồng thử 1 sào dâu và nuôi 30 m2 tằm.

 Lứa đầu không có kinh nghiệm nên mất hoàn toàn, lứa thứ 2, do hàng xóm phun thuốc sâu nên tằm chết một ít, chỉ được hơn 2 triệu đồng. Hiện tôi đang chuẩn bị thu hoạch lứa thứ 3, hy vọng sẽ cho thu nhập hơn 4 triệu đồng/sào dâu; đầu ra của sản phẩm đảm bảo, chỉ cần gọi điện là họ tới thu mua, nên tôi đang chuẩn bị trồng thêm 2-3 sào nữa để nuôi tằm”.

 Được biết, huyện Chư Pưh cũng đang “Xây dựng mô hình trồng dâu, nuôi tằm ở chân ruộng thiếu nước, trong làng đồng bào dân tộc thiểu số”. Theo đó, mô hình gồm 6 ha, được triển khai tại các xã: Ia Blứ, Ia Le, Ia Hla, Ia Hrú, Chư Don và thị trấn Nhơn Hòa với tổng kinh phí 479,2 triệu đồng.

 Với giá bình quân 160 ngàn đồng/kg kén tằm (thời điểm hiện tại  182 ngàn đồng/kg; mùa khô giá lên 200 ngàn đồng/kg) thì một năm cho doanh thu trung bình gần 300 triệu đồng.

 Sau khi mô hình thành công sẽ nhân rộng ra các xã trên địa bàn  bởi tiềm năng còn rất lớn. Sản phẩm làm ra sẽ liên kết với các nhà máy ươm tơ tỉnh Lâm Đồng để tiêu thụ. Ngoài ra, hàng năm huyện phấn đấu trồng 10-20 ha dâu giống mới. Đến năm 2020 huyện sẽ có thêm trên 100 ha dâu giống mới.  

 Tương tự, huyện Chư Sê cũng có hàng chục hộ đang trồng dâu nuôi tằm. Ông Lê Sỹ Quý-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Chư Sê-cho biết: “Trạm đang triển khai mô hình tại xã Al Bá, diện tích 2 ha/6 hộ tham gia. Tổng kinh phí 191 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 131 triệu đồng), người dân góp 60 triệu đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ 80% kinh phí mua giống, 60% mua phân bón và tằm giống”.

Hiện, trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác. Ngoài ra, dâu là loại cây dễ tính, phù hợp nhiều loại đất, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc và nghề nuôi tằm phù hợp kinh tế hộ gia đình, không đòi hỏi cao về kỹ thuật nên dễ triển khai...”.

Tuy Đức: Liên kết để sản xuất bơ bền vững

 Anh Nguyễn Minh Thư, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) là kỹ sư xây dựng, nhưng lại gắn bó với nông nghiệp. 4 năm trước, anh trồng các loại bơ Booth, pinkerton, hass, reed, 034… trên diện tích 8,5 ha. Ngay khi bắt đầu trồng, anh đã hướng đến sản xuất sạch, và liên kết bao tiêu sản phẩm để có đầu ra ổn định cho trái bơ.

 

nong-bo-1919.jpg
 

 Ông Thư chú trọng liên kết chuỗi sản xuất bền vững

Cách đây một năm, anh đã ký hợp đồng liên kết với đối tác thu mua bơ, để cung ứng cho siêu thị, cửa hàng tại T.p Hồ Chí Minh. Anh cho biết, thời điểm ký hợp đồng với đối tác, một số người dân  cho rằng không cần thiết.

Bởi khi đó, giá bơ Booth trên thị trường ở mức 80 - 100 ngàn đồng/kg, các loại bơ khác cũng rất cao. Trong khi đó, theo hợp đồng, anh bán bơ Booth với giá 60.000 đồng/kg. Các loại bơ khác cũng chỉ bằng 2/3 so giá thị trường.

Nhiều người khi đó cho rằng, giá bơ sẽ còn tăng, tôi làm như vậy là thiệt hại lớn. Nhưng đến nay, thực tế đã chứng minh lựa chọn của tôi là đúng đắn; cho dù bơ có xuống thấp hơn nữa, thì tôi cũng không lo. Đây là bài học cho người làm nông nghiệp", anh Thư chia sẻ.

Năm nay, vườn bơ của anh Thư cho sản lượng khoảng 10 tấn. Riêng bơ Booth đạt 5 tấn. Giá bơ Booth trên thị trường giảm khá mạnh, chỉ còn từ 20 – 30.000 đồng/kg. Song, anh vẫn bán với giá cao hơn thị trường 2 -3 lần. "Do hai bên tuân thủ hợp đồng đã ký kết, nên thời điểm này tôi vẫn bán với giá 60.000 đồng/kg”.

 Ngoài bơ Booth, khoảng 2 tháng nữa anh Thư sẽ thu hoạch các loại bơ khác. Thời điểm này, thị trường đã khan hiếm bơ, nên đối tác của anh đồng ý ký hợp đồng bao tiêu với giá 150 ngàn đồng/kg. Theo anh Thư, năm tới, sản lượng  bơ của anh sẽ tiếp tục tăng, dự kiến khoảng 20 tấn/năm; sau năm 2020 sẽ ổn định ở mức khoảng 80 tấn/năm. Hiện, anh đã ký hợp đồng liên kết có thời hạn 6 năm với đơn vị tiêu thụ .

Anh Thư cho biết thêm, để có được bạn hàng tin cậy như vậy, là nhờ anh kiên trì sản xuất bơ an toàn, để đáp ứng tiêu chí đối tác đề ra. Hiện, anh đang tập trung sản xuất bơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Oganic… Chỉ có trái ngon, an toàn thì đối tác mới cam kết đầu ra lâu dài. Mục tiêu của anh là cố gắng đưa trái bơ ra nước ngoài.

Anh Thư tâm sự: "Khi thấy tôi làm ăn hiệu quả, một số hộ dân đã tìm đến liên kết. Hiện, tôi đang tích cực xúc tiến thành lập Hợp tác xã sản xuất, cung ứng bơ sạch cho thị trường”.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top