Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2020 | 9:52

Làm thế nào để đẩy lùi tín dụng đen tại nông thôn?

Tín dụng đen theo hình thức cho vay trực tiếp đang càn quét nhiều vùng quê với nhiều hình thức tinh vi, trái pháp luật. Đặc biệt, trong thời điểm này, tín dụng đen càng dễ phát sinh bởi người dân cần vay vốn để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và lũ lụt.

Tín dụng đen ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân

Nhằm đẩy lùi tình trạng này, ổn định an ninh xã hội, ngân hàng đã có những giải pháp tích cực đồng hành cùng người dân đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi đẩy lùi tín dụng đen.

Cụ thể, mới đây tại Lạc Thuỷ - Hoà Bình, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền mở rộng tín dụng ngân hàng, đấu tranh với hoạt động tín dụng đen”. Phát biểu tại­ Hội nghị, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, nhu cầu tín dụng của người dân tại nông thôn, miền núi hiện tại rất lớn, nhưng việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng còn hạn chế bởi nhiều bà con nghĩ vay ngân hàng là rất khó khăn, nhiều thủ tục. Trong hoàn cảnh đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng sự khó khăn và việc hiểu biết chưa đầy đủ của người dân để phát triển tín dụng đen trái phép.

Tín dụng đen dưới với nhiều hình thức tinh vi, lãi suất cao bất hợp pháp và cách thức siết nợ kiểu “giang hồ” đã gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người đi vay nói riêng và an ninh trật tự của xã hội nói chung. Tổ chức tín dụng đen ngụy trang hành vi cho vay lãi nặng bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật như: ghi lãi suất trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với thực tế hoặc ghi lãi suất theo thỏa thuận trong một loại giấy tờ khác (như giấy vay tiền, giấy viết tay để có thể tiêu hủy, thay đổi dễ dàng…). Nếu các người vay không trả nợ đúng hẹn, các đối tượng cho vay thường sử dụng nhân viên hoặc thuê các đối tượng giang hồ bên ngoài tổ chức các hình thức đòi nợ như đe dọa, khủng bố tinh thần, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, gây rối tại nơi ở, nơi kinh doanh của người vay... chưa đến mức xử lý hình sự song lại gây sợ hãi, hoang mang, thiệt hại kinh tế, mất uy tín cho nạn nhân.

Trong khi đó, thực tế nếu người dân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, sản xuất kinh doanh chính đáng, hoàn toàn có thể vay vốn tại Ngân hàng hoặc các Tổ chức tài chính được nhà nước cấp phép và được pháp luật bảo hộ, với các thủ tục vay rất đơn giản, dễ dàng, lãi suất thấp. Thời gian qua ngành ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu phục vụ đời sống của người dân, doanh nghiệp.

 

anh-giao-dich-3.JPG
SHB Finance đang là một trong những đơn vị uy tín nhất cung cấp các giải pháp tài chính tiêu dùng thông minh, dễ tiếp cận cho khách hàng trên thị trường.

 

Phát triển tín dụng tiêu dùng vốn vẫn được giới chuyên môn đánh giá là giải pháp quan trọng và hữu hiệu để giải quyết vấn nạn tín dụng đen. Với nhiều giải pháp đồng bộ, hệ thống ngân hàng đã và đang đẩy mạnh tín dụng tới các vùng nông thôn - nơi dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm tín dụng đạt 8,69 triệu tỷ đồng, tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 2,12 triệu tỷ đồng với 14,17 triệu khách hàng còn dư nợ, chiếm 24,67% tổng dư nợ của nền kinh tế và tăng 5% so với cuối năm 2019. Tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống của người dân đạt hơn 1,71 triệu tỷ đồng (tính đến cuối tháng 8), chiếm 19,98% dư nợ của nền kinh tế, tăng 2,37% so với cuối năm trước.

Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

Trong bối cảnh đó, nhằm hỗ trợ kịp thời giúp người tránh cạm bẫy tín dụng đen, mang tới cơ hội nâng cao đời sống và tiếp cận vốn cho người dân an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế của gia đình và địa phương, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã triển khai rất nhiều giải pháp tài chính hiệu quả, với ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.

Nhằm giúp khách hàng tiếp cận vốn để kinh doanh sản xuất, phát triển kinh tế, SHB đã triển khai chương trình ưu đãi vay sản xuất kinh doanh “Vay vốn kinh doanh – Lộc tài như ý” điều chỉnh mức lãi suất vay chỉ từ 9,6%/năm xuống mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8,4%/năm. Để đồng hành cùng các doanh nghiệp siêu nhỏ, SHB triển khai chương trình nhỏ “Tiếp sức kinh doanh, thành công vượt trội”. Các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được linh hoạt lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu Doanh nghiệp bao gồm: tài trợ vay siêu tốc với mức tín dụng lên tới 10 tỷ; tài trợ hóa đơn cho vay tới 90% giá trị hóa đơn; tài trợ vay không tài sản bảo đảm và tài trợ vay vốn kinh doanh trả góp với số tiền vay tối đa 5 tỷ đồng, tỷ lệ tài trợ lên tới 85% nhu cầu vốn.

Song song đó, để giúp người dân nâng cao chất lượng đời sống, đồng thời góp phần đẩy lùi tín dụng đen, SHB đã triển khai chương trình ưu đãi vay tiêu dùng “Vay vốn tiêu dùng – Cuộc sống tiện nghi” với mức lãi suất vay mua nhà đất điều chỉnh từ 7,5%/năm xuống mức chỉ từ 6,5%/năm; lãi suất vay mua nhà dự án, mua ô tô, tiêu dùng giảm từ 7,7%/năm xuống mức lãi suất chỉ từ 6,8%/năm.

Ngoài việc vay vốn ngân hàng, với các trường hợp cần vay đột xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mong muốn thủ tục đơn giản, linh hoạt nhất, người dân hoàn toàn có thể vay qua các công ty tài chính, tổ chức tài chính có cấp phép của nhà nước và người đi vay được bảo hộ bởi pháp luật. Sau hơn 2 năm hoạt động, công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance (SHB FC) – công ty con của Ngân hàng SHB – đang là một trong những đơn vị uy tín nhất cung cấp các giải pháp tài chính tiêu dùng thông minh, dễ tiếp cận cho khách hàng trên thị trường. Với thủ tục nhanh gọn, linh hoạt, thông tin rõ ràng, minh bạch, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của SHB FC.

Đồng thời, để người dân có thể vay vốn tiêu dùng một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn nữa, SHB đã hợp tác với SHB FC, triển khai tính năng Thanh toán khoản vay của SHB FC trên ứng dụng điện thoại Ebank SHB. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán khoản vay của mình và người thân ngay trên điện thoại một cách tiện lợi, an toàn và bảo mật mà không cần tới quầy giao dịch.

Với tiềm lực tài chính vững mạnh, uy tín, vị thế của 1 trong 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, SHB luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tin tưởng giao trọng trách cùng nhiều địa phương trên cả nước triển khai các chương trình đồng hành cùng cộng đồng, xã hội, đẩy lùi các vấn nạn tài chính, chung tay trong các công cuộc an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top