Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022 | 10:26

Lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam thăm một số mô hình VAC tiêu biểu tại Hải Phòng

Ngày 11/7, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, đã đến thăm một số mô hình kinh tế VAC tiêu biểu tại TP. Hải Phòng.

Tại TP. Hải Phòng, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam đến thăm  mô hình trồng hoa lan, cây cảnh của gia đình bác Phạm Thanh Phương (Thị trấn An Dương, huyện An Dương).
 
Chia sẻ với Đoàn, bác Phạm Thanh Phương cho biết: “Hiện nay, khu vườn của gia đình có diện tích rộng hơn 2ha, trồng các loại hoa lan, cây cảnh, cây công trình. 30 năm gắn bó với cây cối là một sự gian nan, vất vả, biết bao công sức, tiền bạc đổ vào cây cối. Nếu không yêu hoa, yêu cây bằng cả tâm huyết tôi nghĩ khó gây dựng được vườn cây. Mỗi giò lan tôi trồng, là sự chăm chút, tỉ mỉ, nâng niu… tôi luôn tâm niệm làm nông nghiệp thì phải yêu thích, dồn tâm trí thì mới làm được. Mỗi năm trừ chi phí đi, tôi thu về lợi nhuận gần 2 tỷ/năm, nguồn thu mang về cũng chủ yếu từ vườn hoa lan của gia đình”.
 
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam thăm quan tại mô hình trồng hoa lan, cây cảnh của gia đình bác Phạm Thanh Phương (Thị trấn An Dương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng).
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam thăm mô hình trồng hoa lan, cây cảnh của gia đình bác Phạm Thanh Phương.
Tiếp đó, Đoàn đến thăm mô hình trồng hoa anh Đào của bác Lê Đức Thái (thị trấn An Dương, huyện An Dương). Năm 2015, bác Thái tiên phong đưa cây hoa anh đào về địa phương trồng, ban đầu do chưa am hiểu được điều kiện, đặc tính cây trồng nên 1.000 cây hoa anh đào cứ héo, chết dần. Công sức bỏ ra, tiền bạc đổ vào, bác Thái phải bán đi 2 căn nhà để lấy vốn đưa giống cây này về địa phương, thời điểm đó nhiều người còn gọi ông là “gã khùng” vì đem tiền đổ vào giống cây chưa ai làm. Bằng cách làm riêng, sự cần cù, chịu khó học hỏi bác Thái đã cải tạo đất, chăm sóc thành công vườn đào của mình. Mỗi năm ông nhân giống khoảng 2.000 cây con để phục vụ nhu cầu thị trường. Tiếng lành đồn xa, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản ở Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương đã tìm đến đăng ký mua cây giống về trồng trong các khu đô thị, khu công nghiệp.
 
Thăm mô hình VAC của bác Phạm Văn Huê (xã Đồng Thái, huyện An Dương), mô hình được xây dựng mô hình từ năm 2007. Đến nay, vườn cây của bác Huê đủ các loại cây như: hoa lan, nguyệt quế, mít, cây xanh… Diện tích vườn rộng gần 9.000 m2, được bố trí khoa học từ vườn lan đến vườn cây cảnh, ao cá… từ mô hình mỗi năm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bác Huê.
 
Tiếp đó, Đoàn đến thăm  mô hình trồng táo bàng la kết hợp với nuôi cá, gà, cua anh Bùi Duy Dũng (phường Bàng La, quận Đồ Sơn).
 
Bác Phạm Thanh Phương chia sẻ với Đoàn công tác về quá trình phát triển vườn Lan của gia đình.
Bác Phạm Thanh Phương chia sẻ với Đoàn công tác về quá trình phát triển vườn lan của gia đình.
Cách đây 3 năm, sau khi lặn lội vào tỉnh Ninh Thuận để học hỏi kinh nghiệm cách người dân dựng giàn trồng táo như trồng nho, anh Dũng về địa phương áp dụng trồng ngay trên vườn táo của gia đình. Theo anh Dũng, với cách trồng mới này cây táo cho thu hoạch 1 năm 2 vụ, cây táo có khả năng chống chịu với mưa bão và sâu bệnh tốt hơn so với cách trồng truyền thống, thuận lợi cho việc chăm sóc, quả táo hứng được ánh nắng mặt trời nên chất lượng và ngon hơn. Hơn nữa, Đồ Sơn và vùng đất du lịch, việc dựng giàn trồng táo còn khá mới mẻ với du khách, nên sẽ thu hút được một lượng du khách đến thăm quan, mô hình này cũng rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái vườn, tạo thu nhập kinh tế cho người nông dân.
 
Sau khi thăm quan các mô hình phát triển kinh tế VAC tiêu biểu của TP. Hải Phòng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng đánh giá: “Các mô hình của Hải Phòng thể hiện được sự cần cù, sáng tạo, sức lao động, chịu khó của thành viên Hội Làm vườn Hải Phòng. Từ những vùng đất ngập mặn, đất cát, ven biển hoang hóa nay trở thành những mô hình kinh tế, vườn cây, ao cá, kết hợp trồng trọt, du lịch sinh thái… Những người làm vườn có ý thức rất cao, không chỉ làm kinh tế mà họ còn có ý thức đóng góp, bảo vệ môi trường, phát triển nghề làm vườn, trang trại của địa phương, đóng góp vào Chương trình xây dựng NTM của địa phương.
 
Qua chuyến đi này cũng góp phần giúp Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam có thêm thông tin, thực tiễn, thực tế để có thể tổng kết nhân rộng các mô hình trong các địa phương có điều kiện tương tự và trong toàn quốc. Hiểu được thêm tâm tư nguyện vọng của hội viên Hội Làm vườn, góp phần cho lãnh đạo Hội Làm vườn các cấp hiểu thêm về khó khăn trong thực tiễn sản xuất của hội viên, nông dân. Để từ đó Hội Làm vườn Việt Nam có nghiên cứu đóng góp cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho các địa phương có chính sách phù hợp tốt hơn để tạo điều kiện cho các hội viên phát triển kinh tế VAC, phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng bền vững.
 
Trong đợt này, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tiếp tục thăm quan một số mô hình nông nghiệp của hội viên Hội Làm vườn 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định.
 
Một số hình ảnh PV ghi nhận:
 
Bác Phạm Thanh Phương nói: “Làm nông nghiệp không xuất phát từ tình yêu, thì rất dễ bỏ cuộc và không thành công”.
Bác Phạm Thanh Phương nói: “Làm nông nghiệp không xuất phát từ tình yêu, thì rất dễ bỏ cuộc và không thành công”.
 
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam thăm mô hình trồng hoa anh Đào của bác Lê Đức Thái (Thị trấn An Dương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng).
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam thăm mô hình trồng hoa anh Đào của bác Lê Đức Thái (Thị trấn An Dương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng).
Mô hình trồng VAC của bác Phạm Văn Huê (xã Đồng Thái, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) được xây dựng từ năm 2007.
Mô hình trồng VAC của bác Phạm Văn Huê (xã Đồng Thái, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) được xây dựng từ năm 2007.
Mỗi năm tuwfw mô hình VAC của gia đình đã cung cấp ra thị trường nhiều loại hoa, cây cảnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Mỗi năm, mô hình VAC của anh Huê cung cấp ra thị trường nhiều loại hoa, cây cảnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam đến thăm quan mô hình trồng táo bàng la kết hợp với nuôi cá, gà cua anh Bùi Duy Dũng (Phường Bàng La, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng).
Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam đến thăm mô hình trồng táo bàng la kết hợp với nuôi cá, gà của anh Bùi Duy Dũng (phường Bàng La, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng).
 Sau khi đến tỉnh Ninh Thuận học hỏi kinh nghiệm của người dân bắc giàn trồng tái như trồng nho, anh Bùi Duy Dũng đã về áp dụng tại mô hình của gia đình.
Sau khi đến tỉnh Ninh Thuận học hỏi kinh nghiệm của người dân bắc giàn trồng táo như trồng nho, anh Bùi Duy Dũng đã về áp dụng tại mô hình của gia đình.
Trồng táo trên giàn giúp thu hoạch thuận lợi, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ.
Trồng táo trên giàn giúp thu hoạch thuận lợi, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ.
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam - Nguyễn Xuân Hồng, đánh giá cao sự cần cù sáng tạo, súc lao động, chịu khó của thành viên Hội Làm vườn Hải Phòng.
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng đánh giá cao sự cần cù sáng tạo, sức lao động, chịu khó của thành viên Hội Làm vườn Hải Phòng. 
Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam - Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Qua chuyến đi này cũng góp phần giúp Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam có thêm thông tin, thực tiễn, thực tế để có thể tổng kết nhân rộng các mô hình trong các địa phương có điều kiện tương tự và trong toàn quốc”.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Qua chuyến đi này cũng góp phần giúp Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam có thêm thông tin, thực tiễn để có thể tổng kết nhân rộng các mô hình trong các địa phương có điều kiện tương tự và trong toàn quốc”.

 

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Khuyến nông Sơn La “Cánh tay nối dài” giúp nông dân làm giàu

    Khuyến nông Sơn La “Cánh tay nối dài” giúp nông dân làm giàu

    Trong 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông Sơn La luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân địa phương.

  • Hàng nghìn hecta dừa ở Bến Tre bị nhiễm sâu đầu đen

    Hàng nghìn hecta dừa ở Bến Tre bị nhiễm sâu đầu đen

    Tỉnh Bến Tre có 79.078 ha dừa, diện tích nhiễm sâu đầu đen là 353,97 ha, tăng 122,45 ha so với tháng trước. Lũy kế diện tích dừa bị nhiễm đến nay đã lên đến 2.627,28 ha. Trong đó, đã có hơn 93,95 ha diện tích dừa bị sâu đầu đen gây hại phải đốn bỏ.

  • Hơn 100 sản phẩm nông nghiệp trình làng ở “thủ phủ” trái cây Bình Định

    Hơn 100 sản phẩm nông nghiệp trình làng ở “thủ phủ” trái cây Bình Định

    Từ ngày 16 - 18/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II - năm 2024. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và trái cây chủ lực của huyện Hoài Ân được “trình làng”, quảng bá cho người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Vũ Văn Nhĩ (thôn Minh Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) vẫn ngày ngày cần mẫn tận dụng đất bỏ hoang, bờ mương ven đường để trồng cỏ nuôi hơn 100 con dê. Mô hình nuôi dê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình ông thoát nghèo, trở nên khá và từng bước lên hộ giàu.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

Top