Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 5 năm 2022 | 16:50

Lấy nông dân làm trung tâm để hỗ trợ các sản phẩm khoa học công nghệ

Học viện Nông nghiệp luôn chú trọng công tác nghiên cứu tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới, lấy người nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm KHCN ứng dụng trong sản xuất và hỗ trợ nông dân được tiếp cận với các tiến bộ mới.

nn-16492268865352088251908.jpg
Lấy người nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất, để các sản phẩm khoa học công nghệ lan toả sâu rộng và hỗ trợ nông dân được tiếp cận với các tiến bộ mới. (Ảnh minh họa)

 

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

Nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Công nghệ, sản phẩm tiêu biểu”.

Phát biểu tại Hội nghị GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: “Như chúng ta đều biết Khoa học và Công nghệ là sức sống của trường đại học, có ý nghĩa quan trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, vai trò của đội ngũ trí thức, trường đại học trong việc phát triển KHCN và đóng góp cho nền kinh tế trí thức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thấm nhuần chủ trương đó, Học viện đã rất tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện còn có vai trò đặc biệt quan trọng, đóng góp nguồn lực và trí tuệ cho sự phát triển KT-XH của địa phương, đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo chủ chương của Đảng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT”.

Chính vì vậy, trong những năm qua, Học viện đã chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Học viện đã thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đạt được một số kết quả quan trong  như: tăng số lượng đề tài, dự án khoa học công nghệ nhờ vào tăng cường hợp tác trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tiếp cận trình độ quốc tế, và đã những đóng góp quan trọng đối với phát triển KT-XH của đất nước.

Theo đó, Học viện chú trọng công tác nghiên cứu tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp - phát triển nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị gia tăng cao. Đặc biệt, việc chỉ đạo thành lập các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nguồn KHCN Spin off. Đây chính là tiền đề, là nền tảng cho hoạt động KH&CN trong những năm vừa qua.

 

280551172_407165827945375_4146139312981518323_n.jpg
GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

“Tôi thực sự vui mừng trong giai đoạn 2019-2021, hoạt động KH&CN của Học viện đã đạt được thành tích đáng khích lệ, số lượng và đề tài tăng, số lượng các bằng sáng chế/giải pháp hữu ích tăng mạnh, đặc biệt là các công bố quốc tế (tăng 10%)", GS.TS. Nguyễn Thị Lan phấn khởi chia sẻ.

Hỗ trợ nông dân tiếp cận với các tiến bộ mới

Với chủ đề “Khoa học, công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Công nghệ, sản phẩm tiêu biểu” nhằm tuyên truyền rộng rãi về các thành tựu của khoa học và công nghệ đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời biểu dương và tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Nhân dịp này, Học viện còn giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu và giao cho Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh triển khai ứng dụng vào thực tế để phục vụ an sinh xã hội.

Chia sẻ về các sản phẩm nghiên cứu của viện, ông Hoàng Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, trong giai đoạn vừa qua viện đã tập trung phát triển các sản phẩm liên quan đến hỗ trợ bà con trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Với mục tiêu phát triển tăng trưởng xanh, các sản phẩm của viện hướng đến hỗ trợ cho nông dân sản xuất chăn nuôi phát triển tốt, đồng thời làm sao giảm phát thải trong chăn nuôi. Những sản phẩm sẽ tập trung vào xử lý chất thải, môi trường trong chăn nuôi.

 

281148249_393557166016823_8445386384149453069_n.jpg
TS. Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT và GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cố vấn cao cấp của Học viện khen thưởng các giảng viên có thành tích trong nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Thanh Tâm)

 

Hiện nay, Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh đang đưa các sản phẩm vào ứng dụng thực tế tại 2 trang trại ở Hòa Bình và Hà Nội. Qua đây, bà con được hướng dẫn cách sử dụng và các tính năng của sản phẩm. Đến nay, bà con đã nhận thấy các sản phẩm nghiên cứu của Viện mang lại kết quả tốt trong chăn nuôi. Từ các mô hình ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu tăng trưởng xanh kỳ vọng sản phẩm nghiên cứu của mình sẽ góp phần phát triển nông nghiệp nước nhà cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

“Với mong muốn, lấy người nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất, để các sản phẩm khoa học công nghệ lan toả sâu rộng và hỗ trợ nông dân được tiếp cận với các tiến bộ mới, Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh đã xây dựng Chương trình “Ứng dụng khoa học công nghệ vượt trội, hỗ trợ nông dân trong phát triển chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản” đồng thời phối hợp với các địa phương trong cả nước nhằm triển khai nhân rộng mô hình hữu ích này”, Viện trưởng Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

 

Nhân dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vinh danh khen thưởng 34 giải thưởng của tập thể, cá nhân là cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện. 46 cá nhân và 11 nhóm tác giả được vinh danh khen thưởng có thành tích trong công bố khoa tại các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/scopus; đấu thầu thành công các đề tài cấp Bộ và tương đương trở lên và tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng được công nhận cấp quốc gia.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thoát nghèo nhờ nuôi dế mèn dưới tán xoài

    Thuộc hộ nghèo của xã Mỹ Xương (Cao Lãnh - Đồng Tháp), song với tinh thần cầu thị, quyết chí vươn lên, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Phước Trung và chị Lê Thị Hiếu Hoa Lá Liễu đã chính thức thoát nghèo nhờ gắn bó với mô hình nuôi dế mèn Thái dưới tán xoài.

  • Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Nuôi cá - vịt trên ruộng lúa hiệu quả ở Đồng Tháp

    Mô hình nuôi cá - vịt kết hợp với trồng lúa trên ruộng, tưởng chừng đã quên lãng trong thời gian gần đây. Nhưng, ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được các hộ nông dân và Tổ hợp tác Quyết Tiến ở xã Phú Thành áp dụng mô hình này và cho hiệu quả kinh tế cao.

  • Làm giàu trên vùng đất khó

    Làm giàu trên vùng đất khó

    Sau nhiều năm bôn ba làm việc ở nước ngoài, anh Bùi Anh Tuấn ở xã Thanh Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) trở về quê hương phát triển kinh tế. Từ vùng đất gò đồi khô cằn, sỏi đá, vợ chồng anh đã tốn nhiều công sức cải tạo đất, gây dựng thành công trang trại tổng hợp, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top