Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2016 | 2:57

Mô hình 3 cùng ở Kim Bảng

Muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì việc ứng dụng khoa học công nghệ (giống, kỹ thuật, cơ giới hóa...) cũng như xây dựng cánh đồng lớn là việc làm quan trọng và cần thiết. Mô hình trình diễn giống lúa VT - NA2 trong vụ xuân 2016 của xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng - Hà Nam) phần nào đáp ứng được yêu cầu trên.

Mô hình cánh đồng mẫu tại xã Tượng Lĩnh vụ xuân 2016.

Mô hình trình diễn giống lúa VT - NA2 hướng tới mục tiêu đưa những giống lúa mới có tiềm năng năng suất, chất lượng vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, thay thế các giống lúa có biểu hiện thoái hóa, hạn chế về năng suất, tính chống đổ và nhiễm sâu bệnh, đồng thời đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu gắn với tiềm năng triển vọng về năng suất và khả năng thích ứng của giống VT-NA2, phân bón NPK Sao Vàng và sử dụng máy cấy, từ đó đề xuất các giải pháp ứng dụng hiệu quả.

Trong việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) đã tham mưu cho xã Tượng Lĩnh tổ chức thực hiện 1 cánh đồng với quy mô  32,32ha tại Cửa Huỳnh - Đồng Hóp thôn Phúc Trung và thôn Lưu Giáo với tiêu chi 3 cùng: cùng giống, cùng phân bón, cùng phương thức sản xuất có nghiên cứu vận dụng phù hợp với đồng đất địa phương.

Về cùng giống, mô hình tổ chức thực hiện trên 2 giống Khang dân 18 (12ha) và giống mới VT-NA2 (20,32ha); về cùng phân bón, dùng NPK Sao Vàng cho lúa Khang dân 18, sử dụng NPK Văn Điển cho giống VT-NA2 theo quy trình kỹ thuật. Việc sản xuất theo một phương thức, nghĩa là thời vụ lịch gieo cấy được chỉ đạo và thực hiện nghiêm tới từng nông hộ, 100% diện tích mạ nền cứng.

Nhằm so sánh giữa phương thức cấy truyền thống và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thôn Phúc Trung tổ chức cấy bằng máy cấy Ham Co, còn thôn Lưu Giáo cấy bằng tay theo phương thức truyền thống. Đây cũng là điều kiện để so sánh các phương thức cấy nhằm tìm ra điểm mạnh để tuyên truyền và điểm hạn chế để khắc phục.

Lấy Khang dân làm đối chứng, việc khảo nghiệm đánh giá giống lúa VT-NA2 cho thấy: VT-NA2 là giống có hạt vỏ mỏng, tốc độ chín nhanh hơn Khang dân 18. Với mật độ cấy trung bình 41 khóm/m2, số bông hữu hiệu, số hạt chắc trên bông lúa VT-NA2 cao hơn đôi chút so với Khang dân 18. Ước tính năng suất thực thu của giống VT-NA2 đạt khoảng 67,2 tạ/ha (242 kg/sào), trong khi Khang dân 18 đạt 215kg/sào. Giống trình diễn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương và cho năng suất cao hơn so với đối chứng lúa thuần 12,4%. Mức độ sâu bệnh hại của mô hình ít nên giảm được chi phí, cho lãi thuần trên 700.000 đồng, cao hơn so với cấy lúa Khang dân 18 là 100.000 đồng/sào, tương ứng 2,8 triệu/ha (1 sào Bắc Bộ = 360m2).

Để thực hiện đưa máy cấy Ham Co vào đồng ruộng, thôn Phúc Trung đã triển khai cấy trên diện tích 12ha, thành lập tổ dịch vụ gồm 15 người trực tiếp làm các khâu dịch vụ như: sục cỏ làm bùn, gieo mạ tập trung, phủ nylon cho mạ… Gia đình chị Trần Thị Hải (thôn Phúc Trung) có diện tích 4 sào được quy hoạch tại cánh đồng mẫu đã được tập huấn kỹ thuật và tham gia cấy bằng máy, sử dụng phân bón NPK Sao Vàng. Chị Hải cho biết: Các hộ đều áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chống đổ tốt, ít sâu bệnh, giảm chi phí đáng kể.

Mô hình máy cấy cho số bông hữu hiệu đạt 236-237 bông/m2, năng suất khoảng 66,5 tạ/ha. Việc cấy bằng máy làm cho cây lúa thẳng hàng, khả năng sử dụng ánh sáng và lưu thông trong ruộng tốt hơn, cộng với sử dụng phân bón NPK Sao Vàng chuyên dùng bón lót và bón thúc đã giúp cho ruộng lúa phát triển cân đối, lá đứng thẳng, chống đổ cao. Vì vậy, gieo lúa bằng máy cấy sử dụng phân bón NPK Sao Vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương và cho năng suất cao hơn với đối chứng 11,4% (tương ứng 24kg/sào), lãi thuần 721.000 đồng/sào, cao hơn so với lúa cấy tay và sử dụng phân bón khác 262.800 đồng/sào. Việc cấy bằng máy tốt hơn cho những nơi có quỹ đất làm mạ, có thể hình thành tổ dịch vụ, đặc biệt là ở những nơi có ngành nghề phụ phát triển, nhân dân thiếu lao động đi cấy.

Qua mô hình này cho thấy, phát triển cánh đồng mẫu sẽ đáp ứng được việc ứng dụng những giống lúa mới, phân bón và chung phương thức sản xuất, tiện cho quá trình hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn gắn với nhu cầu của thị trường. Khảo nghiệm và trình diễn VT-NA2 có tính thích ứng với điều kiện đồng đất và khả năng thâm canh của người dân, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, bộ lá đứng tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng, chịu thâm canh, cứng cây. Phân bón Sao vàng có thể áp dụng với đồng đất địa phương cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với cây lúa, cho hiệu quả về năng suất, khả năng chống đổ, áp dụng cho giống lúa chịu thâm canh cao. Máy cấy đã giải phóng sức lao động cho nông dân, tăng năng suất làm việc, thực hiện chuyên môn hóa gắn với cánh đồng mẫu có hiệu quả.

Mai Huê

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top