Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 8 năm 2022 | 14:16

Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia

Hội thảo “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia" là dịp đánh giá toàn diện thực trạng về cơ chế, chính sách quy hoạch vùng trồng, tìm ra các giải pháp thúc đẩy mở rộng phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh.

Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Nam, Kon Tum phối hợp tổ chức Hội thảo ""Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia". Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tham dự Hội thảo.
 
Hội thảo là dịp các bộ, ngành, chuyên gia xem xét, đánh giá toàn diện về thực trạng về cơ chế, chính sách quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh...
Hội thảo là dịp các bộ, ngành, chuyên gia xem xét, đánh giá toàn diện về thực trạng về cơ chế, chính sách quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh...
 
 
 
Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam
 
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cây Sâm Ngọc Linh là một loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, đã phân lập được 52 hợp chất saponin và nhiều hợp chất quan trọng khác.
 
Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam
Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam
Triển lãm trưng bày về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan.
Triển lãm trưng bày về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan.

 

Ngày 5/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 787/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung Sâm Ngọc Linh là sản phẩm Quốc gia. Thủ tướng cũng khẳng định, Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam, tinh hoa trời đất ban tặng, do đó Thủ tướng nhấn mạnh, cần gìn giữ, bảo tồn và phát triển quốc bảo này trở thành quốc kế dân sinh cho người dân, cho đất nước.
 
Trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự tham gia hợp tác tích cực của các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân nên tình hình bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.
 
Tại Quảng Nam, với 20 doanh nghiệp, hàng trăm nhóm hộ và hàng ngàn người dân đã thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh. Trong thời gian qua, thu nhập và đời sống người dân vùng trồng sâm được nâng lên đáng kể, có nhiều gia đình tài sản lên đến hàng chục tỷ, điều kiện sinh hoạt, đi lại, nhà cửa khang trang,... đời sống văn hóa cũng được nâng cao, từ khi phát triển trồng sâm đến nay các hoạt động như lễ hội Sâm Ngọc Linh hằng năm, phiên chợ Sâm Ngọc Linh hàng tháng đã đem lại thu nhập cao cho nhân dân, góp phần vào giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
 
Tuy nhiên, để “Sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia” còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, định hướng và tập trung đầu tư nhiều hơn nữa.
 
Địa phương mở cơ chế
 
Huyện Nam Trà My có tổng diện tích quy hoạch trồng sâm Ngọc Linh trên 15.000ha, trong đó đã thực hiện bảo tồn được 100ha, tương đương với 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1500ha với hơn 1.250 hộ tham gia.
 
Hiện, đã có trên 20 doanh nghiệp được UBND tỉnh Quảng Nam cho phép thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đăng ký và đã trong trên 1.000ha. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Nam Trà My còn có những cá nhân, tập thể vay vốn ngân hàng để đầu tư trong sâm để cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến, sản xuất.
 
Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, người dân nằm trong vùng quy hoạch sâm Ngọc Linh được ưu tiên nhận khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng kết hợp với trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Bên cạnh thu nhập từ cây sâm Ngọc Linh thì người dân còn được nhận tiền khoán quản lý bảo vệ rừng góp phần tăng thu nhập, góp phần khuyến khích người dân huyện tham gia trồng sâm Ngọc Linh.
 
Đến năm 2030, huyện Nam Trà My phấn đấu trở thành Trung tâm giống sâm Ngọc Linh quốc gia, hàng năm sản xuất 5-10 triệu cây/năm; có từ 50 - 100 doanh nghiệp cây sâm Ngọc Linh trồng, chế biến sâm...
 
Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, công tác phát triển ở địa phương vẫn còn một số khó khăn, như chưa có quy hoạch chi tiết vùng trồng cụ thể, phân định khu vực của người dân và doanh nghiệp trong sâm Ngọc Linh. Các hạng mục phục vụ công tác quy hoạch và phát triển sâm Ngọc Linh, như hạ tầng, giao thông, điện nước, trồng rừng… nằm tại khu vực địa hình xa xôi, nhu cầu kinh phí đầu tư khá lớn nhưng nguồn ngân sách hàng năm bố trí còn hạn chế,
 
Thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường xúc tiến, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất, quảng bá hình ảnh cây sâm Ngọc Linh để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho người dân an tâm sản xuất. Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư theo hướng hỗ trợ người dân thành lập các HTX dược liệu để vận dụng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây sâm Ngọc Linh gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, chế biến sản phẩm từ sâm Ngọc Linh như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm.
 
Gìn giữ, bảo tồn và phát triển quốc bảo
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu đề xuất Chính phủ ban hành chương trình Quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2045. Quảng Nam kiến nghị các Bộ, ngành khảo sát, đầu tư hạ tầng vùng sâm tại Quảng Nam, qua đó nâng cấp tuyến đường huyết mạch từ Quốc lộ 1 lên huyện Nam Trà My đó là quốc lộ 40B và năng cấp 02 tuyến đường vào vùng sâm quốc gia lên thành loại V miền núi.
 
Việc xây dựng chương trình là rất cần thiết để tỉnh có cơ chế và dành nguồn lực phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành nhóm ngành kinh tế mang lại giá trị cao của đất nước, đưa sâm Việt ra thế giới.
 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sâm Ngọc Linh không chỉ là quốc bảo mà còn là quốc kế dân sinh cho người dân.

Theo Chủ tịch nước, trong thời gian qua người dân và doanh nghiệp có những bước tiến, tuy nhiên, qui mô sâm Ngọc Linh còn khiêm tốn, chất lượng cần cải tạo hơn, đa dạng sản phẩm còn hạn chế, sản lượng có được trên thị trường còn rất ít.

Chủ tịch nước đề nghị, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cần nỗ lực thực hiện đồng thời vừa bảo tồn vừa phát triển sâm Ngọc Linh, cần các nhà sản xuất và cơ quan nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, bảo vệ nguồn gene thuần chủng, bảo hộ hiệu quả thương hiệu sâm Ngọc Linh, ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát triển vùng sâm Ngọc Linh, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước phát triẻn sâm Ngọc Linh khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia…

Nhằm cung cấp các thông tin thú vị về sâm Ngọc Linh, tại sự kiện còn tổ chức triển lãm trưng bày về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan. Bao gồm: các thông tin, nghiên cứu khoa học về sâm Ngọc Linh, cây sâm Ngọc Linh, thành phần của cây và công dụng; sản phẩm từ sâm, thưởng thức phở sâm Ngọc Linh.

 
Triển lãm trưng bày về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan.
Triển lãm trưng bày về sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan.

 

Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Kon Tum đã ký biên bản hợp tác ghi nhớ vận động thành lập Hiệp hội sâm Ngọc Linh Việt Nam. Việc vận động thành lập Hiệp hội sâm Ngọc Linh Việt Nam là cơ sở để bảo vệ nguồn giống sâm, phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia trong tương lai.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top