Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 6 năm 2020 | 22:54

Nghĩa Đàn: Bàn việc trồng và phát triển cây mắc ca tại miền Tây Nghệ An

Ngày 6/6 tại xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng với địa phương, đã tổ chức hội thảo trồng và phát triển cây mắc ca tại khu vực phía Tây Nghệ An.

Đến tham dự buổi Hội thảo có Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Nghĩa Yên, Công ty Bảo Ngọc và 236 nông dân thuộc khu vực phía Tây Nghệ An.

 

img_20661.JPG

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

 

Chia sẻ kinh nghiệm trồng mắc ca với bà con 3 địa phương miền Tây Nghệ An, ông Lê Văn Huấn, xóm Lắc, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn, cho biết: Năm 2013 – 2015, sau khi tham khảo trên báo chí và bà con Tây Nguyên, ông đã trồng 131 cây mắc ca.

Sang năm thứ 2 đã có quả bói, song, ông không để hoa, vì vậy, sang năm thứ 3, cây ra trái rất nhiều. Nay đã là năm thứ 5, mắc ca cho quả đều và rất sai, rất thích hợ với vùng đất Nghĩa Đàn.

Ở huyện Tân Kỳ, ông Dương Văn Thắng cho biết, cây mắc ca rất phù hợp đất Tân Kỳ và khu vực miền Tây Nghệ An, ví như bà con huyện miền núi cao Con Cuông cũng đã trồng mắc ca, và đã thành công.

Theo đó, nếu bà con bận rộn ít chăm sóc, mắc ca vẫn có quả sai, và rất dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Song, một số bà con đang băn khoăn về đầu ra, tránh tình trạng một số cây trồng đã bị vướng mắc, ví như cây ớt cay….

Vì vậy, Tân Kỳ mong muốn có giao kèo, ký kết, để bà con tin tưởng, yên tâm sản xuất. Hoặc, vấn đề vay vốn Ngân hàng Liên Việt, lãi suất như thế nào, cần được giải thích rõ.

Mặt khác, nông dân Tân Kỳ hiện đang trồng keo lai, nay chuyển sang trồng mắc ca có được không, sau 4 – 5 thu hoạch có đạt hiệu quả không?

Hoặc, Sơn La, Tây Nguyên đã trồng thành công, hội thảo cần nêu rõ một số kết quả các địa phương trên đã đạt được, và những kinh nghiệm cần thiết để chúng tôi học hỏi.

 

img_2060-1.JPG

Bà con khu vực phía Tây Nghệ An tham gia hội thảo về cây mắc ca.

 

Phó chủ tịch UBND xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp cũng có ý kiến: Bà con muốn đưa cây mắc ca về trồng, do lợi ích kinh tế đã thấy rõ, song còn băn khoăn cây giống, vì quan trọng nhất của cây mắc ca là giống phải chuẩn.

Tất cả những ý kiến của bà con khu vực miền Tây Nghệ An nói trên, đều được các kỹ sư, cán bộ Ngân hàng Liên Việt giải thích rõ.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp Hội Mắc ca, cho biết: “Về cây giống, Nghĩa Đàn đã có vườn cây giống đạt chuẩn của Công ty Bảo Ngọc, bà con nên mua cây giống ở đây, vì đã được Hiệp hội Mắc ca xác nhận là vườn cây giống chuẩn.

Về đầu ra, hiện mắc ca chưa đủ sản lượng để xây dựng nhà máy chế biến, hàng năm chỉ thu được một ít nhỏ để xuất khẩu, hoặc bán trong dịp Tết…

Nếu muốn vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trồng mắc ca, bà con chỉ cần có sổ đỏ, hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc đất đang canh tác, không có tranh chấp là được.

Tuy nhiên, người dân nên cân nhắc, mắc ca là cây dài ngày, khoảng 3 năm mới có quả bói, 5 năm sau mới cho quả ổn định. Do vậy, cách tốt nhất là nên lấy ngắn nuôi dài.

Ví như ở miền Nam, bà con thường trồng xen cà phê, hồ tiêu với mắc ca; khu vực Tây Bắc có sáng kiến trồng xen chè, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đây là điều bà con phía Tây Nghệ An nên tính toán, tìm cho mình cây phù hợp nhất. Mặt khác, không phải chịu áp lực vay vốn ngân hàng”.

Đặc biệt, trước khi chia tay, đoàn công tác đã đến thăm khu vườn 4 ha của anh Nguyễn Bá Phượng, xóm 15, xã Nghĩa Thuận, Thị xã Thái Hoà, anh Phượng cho biết, anh có 100 ha đất đồi rừng. Trong đó, mới trồng được 4 ha mắc ca, giống chuẩn, có uy tín.

 

img_20771.JPG

Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, thăm khu vườn của bà con.

 

Song, do gia đình bận rộn, chỉ trồng rồi để đấy, không chăm sóc, thấy bà con trồng cũng trồng theo, chưa có ý tưởng đầu tư bền vững cho cây mắc ca. Mặc khác, gia đình cũng đã trồng xen cây sả, và chỉ chăm sóc sả để bán hàng ngày, để mặc mắc ca không chăm sóc. Tuy nhiên, đến mùa, mắc ca vẫn cho quả, và quả rất sai.

Từ thực tế như vậy, ông Huỳnh Ngọc Huy đã có ý kiến: “Hiệp hội sẽ đảm nhận việc chăm sóc, hồi phục vườn mắc ca của anh Phượng, để làm khu vườn mẫu cho bà con khu vực phía Tây Nghệ An, đến tham quan học hỏi”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top