Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2022 | 22:23

Người dân ven đầm Ô Loan phấn khởi vì khai thác được nhiều rau câu

Thời gian gần đây, người dân ở các xã ven đầm Ô Loan như An Hòa Hải, An Hiệp, An Cư, An Ninh Đông (huyện Tuy An, Phú Yên) rất phấn khởi vì khai thác được nhiều rau câu.

Trưa trung tuần tháng 3, trời nắng nóng như đổ lửa, đi dọc bờ đầm, phóng tầm mắt ra xa, không khó để bắt gặp người dân với những chiếc ghe đang khai thác rau câu.
 
Ông Nguyễn Xuân An, ở xã An Cư - người đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề khai thác rau câu, cho biết: “Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều, dày đặc khắp đầm, kể cả trong hồ nuôi tôm. Hiện thương lái đang thu mua rau câu khô với giá 6.000-7.000 đồng/kg vớt từ hồ nuôi tôm và 9.000 đồng/kg với rau câu khai thác tự nhiên. Mỗi ngày, tôi thu được khoảng 200kg rau câu tươi, phơi nắng thu được 50kg rau câu khô, trừ chi phí,  kiếm được khoảng 300.000 đồng”.
 
Từ sau Tết đến nay, rau câu xuất hiện nhiều trong đầm Ô Loan, người dân sống ở các xã ven đầm như An Hòa Hải, An Hiệp, An Cư, An Ninh Đông đổ xô đi khai thác. Ông Hoàng Văn Hà ở xã An Ninh Đông cho biết: “Nhiều người dân ở xã này theo nghề khai thác rau câu. Một nhà bỏ ra 3 công, trong đó 2 công vớt, 1 công phơi, nếu siêng năng có thể kiếm được 500.000-600.000 đồng/ngày. Riêng gia đình tôi mỗi ngày, 3 người có thể khai thác được hơn nửa tấn rong tươi, sau khi phơi còn hơn 100kg rong khô”.
2.jpg
Sau khi vớt rau câu tươi ở đầm người dân đem phơi nắng.

Theo người dân quanh đầm Ô Loan, năm trước, rau câu không xuất hiện nhiều, mỗi ngày ra đầm người dân chỉ vớt được vài trăm ký. Còn năm nay, sản lượng rau câu khai thác được tăng gần gấp đôi. Rau câu phơi khô tới đâu tiểu thương thu mua tới đó nên ngư dân sống quanh đầm rất phấn khởi. Chính vì vậy, mùa thu hoạch rau câu trên đầm Ô Loan năm nay sôi động hơn mọi năm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm nay, rau câu không chỉ xuất hiện nhiều mà giá cả cũng nhích hơn mọi năm nên thu nhập từ nghề này hiện được xem là khá. Rau câu chủ yếu được bán để làm thạch rau câu, nước giải khát hoặc bán cho các cơ sở chế biến thức ăn thủy sản… Thời gian gần đây, có nhiều tiểu thương đến các điểm thu mua đặt hàng với số lượng lớn để chuyển đi một số tỉnh khác.
 
Tuy nhiên, việc khai thác ồ ạt rau câu không tuân theo bất cứ kỹ thuật khai thác nào, làm tăng nguy cơ suy giảm thảm cỏ biển trong đầm, ảnh hưởng đến môi trường trú ngụ, sinh sản của một số loài thủy sản. Do đó, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên khai thác quá mức, tuân thủ việc khai thác mang tính bền vững để không ảnh hưởng đến môi trường vùng đầm.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top