Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 5 năm 2016 | 1:5

Người đau đáu với mô hình xử lý rác thải

Khởi nghiệp với nghề xây dựng nhưng Trịnh Văn Cường lại được biết đến nhiều hơn với vai trò tiên phong trong mô hình xử lý rác thải. Với  anh, “dù ở cương vị nào, làm nghề gì cũng phải mang lại lợi nhuận và giúp ích cho xã hội”.

Doanh nhân Trịnh Văn Cường.

Đi lên từ gian khó

Doanh nhân Trịnh Văn Cường sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Vinh (Hà Trung - Thanh Hóa). Năm 1985, sau khi tốt nghiệp PTTH, anh tình nguyện lên đường nhập ngũ. Những ngày tháng trong quân ngũ anh không ngừng rèn luyện, chịu khó học tập, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Với những thành tích và kết quả đạt được, anh luôn được bạn bè quý mến và thủ trưởng đơn vị khen thưởng. Năm 1988, anh xuất ngũ trở về địa phương. Những ngày đầu rời quân ngũ, đêm nào anh cũng trăn trở, suy nghĩ tìm hướng đi cho cuộc đời mình.

Dây chuyền đốt rác phát ra điện đang dần được hoàn thành và chuẩn bị đi vào sử dụng.

Từ hai bàn tay trắng, Cường xin đi làm thuê một thời gian, khi quen với công việc và có mối quan hệ, anh chuyển sang nhận các công trình xây dựng tại địa phương. Tháng 3/ 2007, được sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, người thân, anh quyết định thành lập Công ty TNHH Đức Cường với phương thức hoạt động đa ngành nghề như:  xây dựng, vận tải, thủy hải sản… Bước đầu, với tổng số vốn khoảng 300 triệu đồng nhưng với quyết tâm và nghị lực, cộng với trí thông minh và kinh nghiệm của mình, Cường từng bước xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. Sau một thời gian công ty làm ăn phát đạt, nguồn vốn được nhân lên. Hiện tại, công ty đang có hàng chục chiếc xe cỡ lớn chuyên sử dụng trong công việc vận tải, số vốn công ty lên tới hàng trăm tỷ đồng, đời sống của hàng trăm công nhân được đảm bảo.

Mô hình lò đốt rác kiểu mới

Những tưởng xây dựng sẽ là công việc anh gắn bó duy nhất, nhưng khi tận mắt nhìn thấy quê hương mình còn nghèo, hệ thống rác không được xử  lý trong khi có nhiều diện tích đất bỏ trống chỉ để nhân dân đổ rác thải sinh hoạt một cách bừa bãi, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường, một lần nữa Cường quyết định xây dựng nhà máy xử lý rác thải.

Được sự đồng ý và quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, anh đã bắt tay vào công việc, đó là xây dựng và nâng cấp nhà máy xử lý rác tại thị xã Bỉm Sơn. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhà xưởng của công ty đã được xây dựng xong, hệ thống dây chuyền, máy móc công nghệ hiện đại được nhập từ  một nhà máy liên doanh Việt Mỹ với mức đầu tư 1.860 tỷ đồng chia làm ba giai đoạn. Theo dự kiến, đến tháng 9/2016, dây chuyền sẽ đi vào hoạt động với công suất xử lý rác thải là 50 tấn/ ngày. Rác thải sau khi được xử lý, theo dây chuyền đi vào hầm biogas để sản xuất điện với công suất 4M (4.000 KWh), tro thải được sử dụng làm than tổ ong (than sạch),  đảm bảo an toàn với môi trường.

Chia sẻ về niềm đam mê của mình, anh Cường nói: “Khởi đầu với số vốn ít ỏi, nhưng tôi vẫn tin đó là nền tảng vững chắc để tôi có thể tạo lập doanh nghiệp lớn hơn trong tương lai không xa”. Chỉ tính riêng năm 2015, tổng thu nhập của Công ty TNHH Đức Cường là 105 tỷ đồng, nộp thuế cho ngân sách nhà nước 7 tỷ đồng. Hiện, công ty đang tạo việc làm  cho 130 công nhân với mức lương  ổn định.

Không quên bổn phận của một người con trên mảnh đất quê hương, hằng năm, công ty luôn hỗ trợ cho địa phương làm đường giao thông nông thôn, trường học, các công trình phúc lợi xã hội và làm nhà tình nghĩa cho những gia đình chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian tới, công ty sẽ mở rộng quan hệ, đối tác và sẽ xây dựng nhiều nhà máy xử lý rác thải sinh học công nghệ cao ở nhiều địa bàn trên cả nước. Đây là hướng đi táo bạo, không những đem lại lợi ích cho xã hội, giúp môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp mà còn tạo được việc làm cho người lao động, mang lại nguồn thu nhập cho công ty, đồng thời góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng đổi mới.

Như Quỳnh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top