Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2022 | 16:21

Người trồng thanh long Bình Thuận đành phá vườn vì lỗ nặng

Trong những ngày qua, nhiều nhà vườn thanh long ở Bình Thuận chặt cây, nhổ trụ để lấy đất trồng lại cây màu khác, vì không thể duy trì loại cây này khi giá cả đã xuống quá thấp.

Vậy liệu việc trồng các cây màu khác có đem lại hiệu quả kinh tế hay không, khi bà con nông dân cứ quen với điệp khúc “trồng – chặt”, còn ngành chức năng ở Bình Thuận thì vẫn loay hoay tìm đầu ra cho nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng?

pha-vuon.jpg
 Nhiều vườn thanh long đang bị đốn cây, nhổ trụ để dọn vườn trồng cây khác (Ảnh: CT)

 

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Hải ở thôn Bình Thuỷ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình vừa thuê xe và nhân công nhổ bỏ gần 500 trụ thanh long trong tổng số 3.000 trụ. Anh Hải cho biết, không còn cách nào khác, phải tìm cách lấy ngắn nuôi dài. Vừa rồi lứa thanh long nghịch vụ, tốn hơn 50 triệu đồng tiền điện chong đèn cho trái vụ, trái ra hơn 10.000 tấn, nhưng với giá hiện nay từ 800 - 1.500 đồng/kg, trong khi đó, tiền công cắt trái hết 500 đồng/kg, chưa kể việc thương lái chọn trái (1 tấn chỉ chọn được 300 - 400kg trái đạt yêu cầu) thì anh Hải lỗ nặng, vì vậy anh quyết định nhổ bỏ bớt.

“Hiện nay đã nhổ tạm thời 500 trụ để trồng cỏ nuôi bò, dê kiếm thêm thu nhập để bù lại cho thanh long, còn chưa có hướng trồng cây gì”, anh Hải nói.

Cũng bị "đường cùng" như gia đình anh Hải ở huyện Bắc Bình, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam cũng phải nhổ 500 trụ thanh long trên tổng số 1.000 trụ. Còn việc trồng cây gì thay thế, thì anh Hùng đang tính: “Hiện giờ đã nhổ 500 trụ, còn để lại 500 trụ để canh, chứ nhổ hết cũng bấp bênh, để hết cũng không hy vọng”.

Trước thông tin nhiều người trồng thanh long chặt cây, nhổ trụ, dọn vườn để trồng cây khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông cùng phối hợp với địa phương thống kê diện tích thanh long bị chặt.

Theo ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, bà con nông dân hết sức thận trọng khi chặt bỏ cây thanh long vì sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất.

“Trồng cây trồng khác cũng không nên tự phát mà chúng ta cũng nên có định hướng trước. Đó là khi mình sản xuất loại cây gì thì phải có thị trường tiêu thụ, đặc biệt là phải gắn liền với các doanh nghiệp, để khi trồng ra chúng ta không biết bán ở đâu nữa, rồi về sau gặp khó khăn, làm thiệt hại kinh tế của bà con. Ngành nông nghiệp đang tập trung cùng với bà con nông dân, Hợp tác xã và doanh nghiệp để có giải pháp tiêu thụ thanh long trong thời gian tới”, ông Phan Văn nói.

Cây thanh long không chỉ phát triển mạnh ở Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, mà nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước cũng đã trồng thanh long, nên việc tiêu thụ nội địa rất khó khăn. Trong khi đó, thị trường chính là Trung Quốc đang dần “khép cửa”. Sức ép tiêu thụ sản lượng 700.000 tấn quả thanh long hàng năm của Bình Thuận ngày càng lớn.

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Công thương các tỉnh phía Bắc để nắm bắt kịp thời thông tin về cơ chế, chính sách hoạt động buôn bán biên mậu tại các cửa khẩu, lối mở với Trung Quốc để cung cấp cho các doanh nghiệp có phương án hiệu quả. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nông sản bằng đường biển.

Sở cũng đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Trung ương liên quan cần xác định lộ trình giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới; tăng cường xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng, nhà nhập khẩu lớn, nhằm đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch.         

Tại hội nghị về tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long diễn ra tại Bình Thuận ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp luôn luôn đối mặt với 3 biến động lớn là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng, nếu không hiệp lực thì khó mà vượt qua. Để tránh điệp khúc “được mùa mất giá”, “trồng rồi lại chặt”, trước tiên người trồng cần tổ chức lại sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát./.

Đoàn Sĩ/VOV
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top