Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 3 tháng 2 năm 2020 | 20:55

Người trồng thanh long điêu đứng vì dịch cúm corona

Do ảnh hưởng từ dịch cúm virus corona, hàng nghìn hộ trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang, Bình Thuận đang điêu đứng vì giá xuống quá thấp nhưng tiêu thụ rất chậm.

nong-san-viet-un-u.jpg

 Giá thanh long thấp, bán chậm khiến người trồng điều đứng.

 

Giá giảm sâu

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra đang ảnh hưởng đến tiêu thụ mặt hàng thanh long ở nước ta. Giá đặt cọc trước tết Nguyên Đán Canh Tý đang từ 37.000 đồng trước tết, nay thương lái chỉ còn 5.000 đồng. Giá xuống thấp khiến người trồng thanh long ở Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) và Bình Thuận đứng ngồi không yên.

Theo người dân trồng thanh long cho biết, từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, khi thông tin về virus corona đang gây hoang mang chưa có dấu hiệu dừng lại, một số nhà kho đã ra thông báo dừng thu mua. Trong khi trước tết thương lái đặt cọc lên đến 37.000 đồng/kg loại 1, khi vừa bước sang năm mới đã được thương lái thông báo chỉ còn có thể thu mua với giá… 5.000 đồng/kg.

Ông Võ Trọng Nghĩa, nông dân trồng thanh long ở xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết, đợt này 3 công thanh long, ước đạt 4-5 tấn. Trước tết, thương lái vào đặt cọc 60 triệu đồng (tương đương 2 tấn thanh long) với giá thỏa thuận là 30.000đ/kg, khoảng rằm tháng giêng sẽ thu hoạch và trả nốt phần tiền còn lại.

Mới đây, thương lái đến xin chỉ trả thêm 20 triệu (tổng cộng 80 triệu) thay vì phải 120 triệu trở lên để mua thu hoạch thanh long với lý do thị trường Trung Quốc đang bị đóng băng bởi tác động của virus corona.

Cùng chịu cảnh tương tự, nhiều người dân trồng thanh long tại huyện Châu Thành, (Long An) dự kiến vào cuối tháng giêng sẽ thu hoạch nhưng đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì các tiểu thương không mua.

Chị Lê Thị Mỹ Tuyên, xã An Lục Long, (Châu Thành, Long An) tâm sư, tôi làm nghề mua bán thanh long đã hơn 10 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải tình trạng này. Trước đó, chị đăng ký kho với giá 35.000 - 45.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, loại 2 thì hiện nay, mức giá này lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg.

Theo một số người trồng thanh long, hiện chi phí đầu tư từ lúc xông đèn cho đến khi thu hoạch đối với mỗi kg thanh long ruột đỏ hơn 10.000 đồng. Nhưng giá bán hiện nay đạt khoảng 5.000 đồng 1 kg, thậm chí nhiều vườn còn không có người đến thu mua. Do vậy, người trồng đang lâm vào cảnh khó khăn. Toàn huyện Châu Thành và một số huyện lân cận của tỉnh Long An còn khoảng 30.000 tấn thanh long ruột đỏ tới đợt thu hoạch nhưng chưa được thu mua.

Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển cây thanh Bình Thuận ước tính, hiện nay lượng trái chín đang treo trên cây của cả tỉnh, cho đến cuối tháng 2, ước đạt khoảng 90.000 đến 100.000 tấn. Đáng lo ngại là hiện phía Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới, không thu mua, chưa biết đến khi nào thì hết dịch.

Tìm hướng đi mới

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An, cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp, Hiệp hội thanh long tỉnh Long An đã có họp bàn lại công tác thu mua. Tại Long An, trừ một nhà kho chuyên thu mua, xuất khẩu trực tiếp sang vùng Vũ Hán, (Trung Quốc), hiện kho đã dự trữ đầy, còn lại những nhà kho trong hiệp hội đã thống nhất sẽ cố gắng tiếp tục thu mua thanh long với mức giá giảm 10.000 đồng/kg.

Còn theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, sở đã có buổi làm việc với nhiều doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long để tìm phương án ứng phó, nhằm bảo đảm đầu ra. Tình hình xuất khẩu thanh long vẫn đang chưa rõ ràng, do đó bà con nên bình tĩnh chờ các thông tin tiếp theo từ phía nhà nước, tránh để thương lái ép giá tận đáy.

Ông Đức cho biết thêm, sở cũng đang cố vận động bà con vùng chuyên canh thanh long nên tham gia vào các hợp đồng tiêu thụ ổn định, sẽ đỡ thiệt hại khi có những diễn biến thất thường. Thay vì cứ kiểu tiêu thụ nhỏ lẻ, gọi thương lái ngoài mỗi khi đến kỳ thu hoạch thì khi thị trường biến động rất dễ bị ép giá.

Còn theo ông Biện Tấn Tài, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, giải pháp dự trữ trái trong kho lạnh là không an toàn vì vừa tăng chi phí cho doanh nghiệp vừa rủi ro khi thiếu đầu ra. Cho nên phải tạm ngừng đánh trái ra trái vụ. Đối với lượng thanh long hiện nay, các doanh nghiệp và Hiệp hội thanh long kêu gọi tiêu thụ nội địa là giải pháp cấp bách nhất lúc này. Hiệp hội thanh long Bình Thuận kiến nghị nhà nước can thiệp để các trung tâm thương mại, siêu thị nội địa cả nước bán trái thanh long cho bà con.

Cũng theo ông Biện Tấn Tài cho biết, Sở Công thương sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cắt giảm sản xuất thanh long. Mặt khác, phải khuyến cáo bà con sản xuất theo tiêu chuẩn thanh long sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP hay Global GAP, có xuất xứ hàng hóa để đạt tiêu chuẩn xuất đi các thị trường ngoài Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Huỳnh Cảnh, Phó chủ tịch Hiệp thanh long Bình Thuận cho rằng, phải thay đổi phương thức sản xuất thanh long truyền thống, thay vào đó là sản xuất thanh long có xuất xứ hàng hóa, đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Đây là vấn đề sống còn của người trồng thanh long. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc chế biến nước uống, sấy khô thanh long để xuất khẩu.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top