Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2022 | 11:58

Nỗ lực tạo quỹ đất “sạch” để thu hút đầu tư

Nhằm tăng sức hấp dẫn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, Hà Nam đã chủ động tạo quỹ đất “sạch” trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) với cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Cùng với đó xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Nam về thực trạng và đề xuất quy hoạch phát triển các KCN, khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tỉnh Hà Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 8 khu công nghiệp với tổng diện tích các KCN phát triển đến năm 2020 là 2.534ha, trong đó tỷ lệ đất công nghiệp 1.781,35ha.

Đến nay có 7/8 KCN đã được đầu tư cơ bản đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, còn KCN Thái Hà giai đoạn I đang triển khai đầu tư hạ tầng. Tổng diện tích các KCN đã cho thuê là 1.085,5ha, đạt tỉ lệ lấp đầy 74,4%, còn khoảng 372 ha đất công nghiệp có thể cho các doanh nghiệp thuê. Trong đó, KCN Đồng Văn I lấp đầy 100% diện tích, KCN Đồng Văn II đạt 97,56%, KCN Đồng Văn III (giai đoạn I) đạt 96.83%, (giai đoạn II) đạt 66,31%; KCN Đồng Văn IV đạt 94.99%, KCN Châu Sơn đạt 86.54%; KCN Hòa Mạc đạt 96.1%; KCN Thanh Liêm đạt 61,18%; KCN Thái Hà (giai đoạn I) giải phóng mặt bằng xong 75ha – san lấp 64ha.

Đề xuất thành lập mới 14 khu công nghiệp

Giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Hà Nam đề xuất thành lập mới 14 khu công nghiệp với quy mô tổng diện tích khoảng 3.465 ha. Cụ thể:

 

z3722973173178_384a69a33196b1e605c8e3b28b94349d.jpg
Bản đồ phương án phát triển KCN tỉnh Hà Nam, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  

Khu công nghiệp Đồng Văn V: Quy mô diện tích khoảng 250ha, vị trí thuộc phường Yên Bắc, phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam – Thị xã Duy Tiên.

Khu công nghiệp Đồng Văn VI: Với diện tích khoảng 250ha, vị trí thuộc xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam, xã Tiên Sơn – Thị xã Duy Tiên.

Khu công nghiệp Châu Giang I: Đề xuất thành lập mới KCN Châu Giang I với diện tích 250 ha trên cơ sở nâng cấp Cụm công nghiệp Châu Giang (39,69 ha) thành Khu công nghiệp. Vị trí thuộc phường Châu Giang và xã Mộc Nam – thị xã Duy Tiên.

Khu công nghiệp Châu Giang II: Với diện tích 250ha, vị trí thuộc các xã Mộc Nam và Mộc Bắc – thị xã Duy Tiên.

Khu công nghiệp Kim Bảng I: Diện tích 230ha, vị trí thuộc các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa – huyện Kim Bảng.

Khu công nghiệp Kim Bảng II: Với diện tích 270ha. Vị trí thuộc các xã: Lê Hồ, Tượng Lĩnh và Đồng Hóa – huyện Kim Bảng.

Khu công nghiệp Kim Bảng III: Diện tích 300ha, vị trí thuộc các xã Thi Sơn, Liên Sơn, Thanh Sơn – huyện Kim Bảng.

Khu công nghiệp Kim Bảng IV: Diện tích 300ha, vị trí thuộc các xã Hoàng Tây và Văn Xá – huyện Kim Bảng.

Khu công nghiệp Thanh Bình I: Diện tích 145ha, vị trí thuộc các xã Liêm Túc và Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm

Khu công nghiệp Thanh Bình II: Diện tích 300ha, vị trí thuộc các xã Liêm Túc, Liêm Sơn – huyện Thanh Liêm và xã Tiêu Động – huyện Bình Lục.

Khu công nghiệp Thái Hà II: Diện tích 175ha. Vị trí thuộc các xã Trần Hưng Đạo, Bắc Lý, Nhân Nghĩa và một số địa bàn lân cận huyện Lý Nhân.

Khu công nghiệp Thái Hà III: Diện tích 245ha, vị trí thuộc các xã Đức Lý, Bắc Lý, Nhân Nghĩa, Nhân Khang, Nhân Chính – huyện Lý Nhân.

Khu công nghiệp Đạo Lý: Với diện tích 200ha, vị trí thuộc các xã Đạo Lý, Nguyên Lý, Đức Lý, Công Lý – huyện Lý Nhân.

Khu công nghiệp Bình Lục: với diện tích 300ha. Vị trí thuộc các xã Trung Lương, Bối Cầu và Hưng Công – huyện Bình Lục.

Quy hoạch cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 28 CCN với tổng diện tích khoảng 1.196 ha, cụ thể như sau:

- Đối với 15 CCN đã có Quyết định thành lập: rút CCN An Mỹ – Đồn Xá (Bình Lục) ra khỏi phương án phát triển CCN do vị trí không thuận lợi nên không thu hút được chủ đầu tư hạ tầng. Giữ nguyên diện tích 13 CCN: tiếp tục củng cố, duy trì phát triển và hoàn thiện theo hiện trạng với tổng diện tích 321,78 ha. Mở rộng CCN Trung Lương từ 10,6 ha lên 68.7 ha (thêm 58,1ha).

- Thành lập mới 14 CCN với tổng diện tích 805 ha. Cụ thể:

Thị xã Duy Tiên: Thành lập mới 04 Cụm Công nghiệp với tổng diện tích 150 ha:

CCN Yên Lệnh tại xã Trác Văn, xã Chuyên Ngoại, diện tích 70 ha;

CCN Trác Văn tại xã Trác Văn, xã Chuyên Ngoại diện tích 60ha;

CCN làng nghề Nha Xá tại xã Mộc Nam, diện tích 10 ha;

CCN làng nghề Tiên Sơn tại xã Tiên Sơn, diện tích 10 ha.

Huyện Kim Bảng: Thành lập mới 03 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 225 ha:

CCN Lê Hồ tại xã Lê Hồ và Đại Cương, diện tích 75 ha; trong dài hạn, phát triển nhanh CCN Lê Hồ, khi có điều kiện thì sáp nhập vào KCN Kim Bảng I;

CCN Đồng Hóa tại các xã Lê Hồ, Đồng Hóa, Đại Cương diện tích 75 ha;

CCN Thi Sơn II tại các xã Thi Sơn, Thanh Sơn, Liên Sơn, diện tích 75 ha.

Huyện Lý Nhân: Thành lập mới 03 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 165 ha:

CCN Đức Lý tại xã Đức Lý và xã Nguyên Lý, diện tích 65 ha;

CCN Tiến Thắng tại xã Tiến Thắng, xã Hòa Hậu, diện tích 25 ha;

CCN Thái Hà tại xã Bắc Lý, diện tích 75 ha;

Huyện Thanh Liêm: Thành lập mới 02 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 165 ha:

CCN Liêm Sơn tại xã Liêm Sơn, diện tích 70 ha;.

CCN Tây Kiện Khê tại TT Kiện Khê, huyện Thanh Liêm và xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, diện tích 75 ha.

Huyện Bình Lục: Thành lập mới 02 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 120 ha:

CCN La Sơn tại xã La Sơn, diện tích 70 ha;

CCN Trung Lương II tại xã Trung Lương, diện tích 50 ha. 

Hiện, tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính; hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, sớm được cấp giấy chứng nhận đầu tư… Đặc biệt, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án khu công nghiệp, tạo mặt bằng sạch với hạ tầng đồng bộ, tiện ích; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất.

 

 

 

Trung Hiếu
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top