Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022 | 14:1

Nông nghiệp Thanh Hóa cần có nhiều giải pháp để hướng tới phát triển nông sản sạch

Sáng 12/7, kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục diễn ra phiên báo cáo tại hội trường. Ngành Nông nghiệp có những đề xuất và kiến nghị được nhiều đại biểu và cử tri đồng tình.

 

Trong ngày làm việc thứ 2, các đại biểu tập trung làm rõ việc dự báo, đánh giá bối cảnh tình hình, thời cơ thuận lợi, khó khăn, thách thức, các chủ trương, biện pháp, giải pháp chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền của các sở, ngành phụ trách.

Cùng với việc thảo luận làm rõ hơn những điểm mới, đánh giá những khó khăn và hạn chế trong 6 tháng đầu năm 2022, các đại biểu cũng sẽ nhận diện, phân tích đầy đủ hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Qua đó, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2022.

 

hdnd-tỉnh-kyg-7.jpg
Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2

 

Thảo luận tại hội trường, trên cơ sở thực tế của tỉnh, của ngành, đơn vị, địa phương mình đang công tác, các đại biểu HĐND tỉnh làm rõ hơn kết quả đạt được của tỉnh trong 6 tháng đầu năm, đề xuất giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Đại biểu Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT đề xuất một số nội dung cụ thể: Đề nghị các huyện tập trung chỉ đạo phát triển vùng vùng mía nguyên liệu, sắn nguyên liệu, vùng trồng luồng, nứa, vầu để bảo đảm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường, 5 nhà máy sắn, 57 cơ sở chế biến tre luồng và 15 nhà máy chế biến gỗ.

Đối với cây gai xanh, việc tiêu thụ sản phẩm đã có nhà máy lo, việc chăm sóc khá nhàn, chu kỳ không dài, bình quân mỗi năm 4 lứa mà không phải trồng lại như các cây ngắn ngày khác. Đặc biệt, cây gai xanh giúp cải thiện môi trường sinh thái do không phải sử dụng thuốc trừ cỏ và sản phẩm phụ cải tạo đất rất tốt. Vì vậy, đề nghị tỉnh chỉ đạo các huyện tập trung trồng cây gai xanh bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức diện tích trồng trong năm 2022.

 

cao-van-cường.jpg
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT có những đề xuất, kiến nghị về việc phát triển nghành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

Các huyện vào cuộc, cùng với Sở NN&PTNT xác định các vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương để phát triển và xây dựng các thương hiệu nông sản của tỉnh như: Vùng lúa nếp các loại như nếp Cáy nọi ở huyện Mường Lát (350 ha), nếp cái hoa vàng, nếp cái hạt cau (250 ha) ở huyện Hà Trung, huyện Thạch Thành, huyện Ngọc Lặc, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa (1.500 ha), vùng lúa chất lượng cao khoảng 30.000 ha, trong đó có vùng lúa - cá huyện Hà Trung, vùng lúa - rươi huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống. Ngoài vùng lúa, Thanh Hóa còn vùng quế ngọc huyện Thường Xuân, vùng cam Vân Du huyện Thạch Thành, vùng cói thuộc các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, vùng rau trái vụ ở huyện Bá Thước, vùng bưởi Luận Văn huyện Thọ Xuân.

Cùng với sản xuất vùng nguyên liệu, sản xuất chuyên canh, tỉnh cần có các giải pháp để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, có những giải pháp phù hợp để ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển có hiệu quả hơn.

Đại biểu Cao Văn Cường mong muốn, trong quá trình sản xuất, người dân cần giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ. Cần tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để tạo ra nông sản sạch, sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và đưa đi tiêu thụ trên địa bàn toàn quốc.

 

 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top