Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 9 năm 2018 | 10:28

P.13, Q.Bình Thạnh: Ngang nhiên lấp rạch, xây dựng nhà trái phép

Việc lấn chiếm không chỉ khiến dòng chảy bị thay đổi, giao thông đường thủy mất an toàn, gia tăng nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản người dân.

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tình trạng lấn chiếm kênh rạch để xây dựng nhà cửa, công trình ngày càng diễn ra phổ biến, đặc biệt tại khu vực phường 13, quận Bình Thạnh, nơi được đánh giá có nhiều kênh rạch chảy qua địa bàn. Việc lấn chiếm không chỉ khiến dòng chảy bị thay đổi, giao thông đường thủy mất an toàn, gia tăng nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản người dân.
 
Theo quan sát của phóng viên, tại khu vực Cầu Đỏ (phường 13, quận Bình Thạnh), nhiều đoạn của con rạch này bị người dân san lấp, xây dựng nhà trái phép. Một số đoạn ngập kín rác thải, xà bần. Tương tự, ở khu vực gần đó, người dân, doanh nghiệp còn ngang nhiên lấn chiếm để xây dựng phòng tập Gym, gara ô tô….. Việc xây lấn khiến dòng chảy bị ảnh hưởng, tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân, đã phản ánh nhiều lần về tình trạng lấn chiếm kênh rạch, xây dựng nhà trái phép, song đến nay chính quyền địa phương và ngành chức năng vẫn “bình chân như vại”.
hình-1.jpg
Một căn nhà đang xây dựng trái phép trên con rạch sát chân cầu Đỏ thuộc phường 13, quận Bình Thạnh

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh, qua thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố hiện có hơn 350 điểm, đoạn sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép. Trên thực tế, số đoạn, điểm sông rạch bị lấn chiếm có thể cao hơn nhiều do việc xử lý, khắc phục vi phạm của các quận huyện, đơn vị chức năng còn chậm, trong khi vi phạm ngày càng phát sinh nhiều. Địa bàn có sông - kênh - rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép nhiều nhất ở các quận 2, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và đặc biệt nhiều tại quận Bình Thạnh. Cũng theo phản ánh của người dân, các đối tượng vi phạm không chỉ có người dân mà có cả doanh nghiệp và diện tích san lấp lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mét vuông. Đơn cử như một gara ô tô của Công ty TNHH - DV cơ khí Định Quốc…

hình-2.jpg
Một phòng tập Gym gần đó cũng được xây dựng trên kênh rạch
hình-3.jpg
Một bãi giữ xe trái phép mà theo người dân phản ánh của lãnh đạo phường 13 nhưng cho người nhà đứng ra điều hành

Trước đó, theo Sở NN-PTNT TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, để sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép ngày càng nhiều, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương. Rõ nhất là công tác theo dõi, giám sát của cơ quan chính quyền, nhất là cấp phường xã trong việc phát hiện, xử lý hành vi lấn chiếm, san lấp sông rạch trái phép gần như bị bỏ ngỏ. “Có nơi, cả con rạch dài hàng trăm mét bị san lấp, vi phạm kéo dài từ tháng này sang tháng khác nhưng không thấy chính quyền, ngành chức năng xử lý. Ở đây có 2 lý do. Một là công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực bị buông lỏng; thứ hai, không loại trừ có sự tiếp tay, làm lơ của cán bộ địa phương”.

hình-4.jpg
hình-4.jpg

Để làm rõ những phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã liên hệ để làm việc với lãnh đạo của UBND phường 13, quận Bình Thạnh, cũng như ngành chức năng của thành phố về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép ven, trên kênh rạch. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, cũng như làm rõ có hay không việc “làm ngơ, bảo kê” cho vi phạm đang diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn phường. Tuy nhiên, lãnh đạo phường 13 viện lý do bận họp để sắp xếp một buổi làm việc khác.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục phản ánh, làm rõ vấn đề này./.
Minh Tuấn
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top