Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 | 14:3

Phát triển nông sản an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc

Sáng 27/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp cùng Sở NN&PTNT Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề phát triển sản xuất nông sản an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

Theo Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, hiện nay, tại Việt Nam, sản xuất rau là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành sản xuất nông nghiệp. Trung bình rau trồng tại đồng, ruộng cho thu nhập 150 – 250 triệu đồng/ha/vụ; 500 triệu đồng/ha/vụ khi rau được trồng trong nhà lưới, nhà màng.
 
Các đại biểu thăm quan mô hình trồng rau của Hợp tác xã Dịch vụ Chăn nuôi Thái Sơn.
Tham quan mô hình trồng rau của Hợp tác xã Dịch vụ Chăn nuôi Thái Sơn.
Từ năm 2017 đến nay, Sở NN&PTNT Hải Phòng đã triển khai xây dựng 47 mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc cho 70 sản phẩm tại Hải Phòng. Trong đó, trồng trọt 19 mô hình với 128,2ha; chăn nuôi 12 mô hình quy mô 58.800 con gia súc, gia cầm; thuỷ sản 10 mô hình với quy mô 14,94ha ao nuôi và 1.103 bể nuôi di động.
 
Các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn của Hải Phòng đã từng bước mang lại giá trị kinh tế cao như:  sản xuất nhóm rau ăn lá (tăng 3.000đ/kg); nhóm rau ăn quả, ăn củ (tăng 5.000-9.000đ/kg sản phẩm); gạo chất lượng (tăng 10.000đ/kg); thịt gà (tăng 3.000đ/kg); sản phẩm trứng (500 đồng/quả); sản phẩm cá vược (tăng 5.000đ/kg)…
 
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề phát triển sản xuất nông sản an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề phát triển sản xuất nông sản an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến việc phát triển sản xuất nông sản an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm như: việc tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi nông sản an toàn được cung cấp rộng rãi đến tay người tiêu dùng; muốn xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nông dân cần phải làm gì; đăng ký chứng nhận VietGAP, hiệu lực của chứng nhận VietGAP, đăng ký giấy chứng nhận VietGAP tại cơ quan nào, kinh phí; công nghệ mới thay thế nguồn nước để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả, biện pháp tăng kiềm rẻ nhất trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng…
 
Ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ tại diễn đàn.
Ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ tại diễn đàn.
Kết thúc diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị: “Đối với các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, kết nối giữa người sản xuất với thị trường, đặc biệt là định hướng cho bà con sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, hướng tới mô hình hữu cơ. Đối với các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chuyển giao cần tiếp tục chuyển giao các mô hình có hiệu quả, nghiên cứu các cây - con giống có chất lượng tốt, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, sạch bệnh, kháng bệnh. Đối với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thành, cần tập trung hơn nữa việc xây dựng các mô hình công nghệ cao, mô hình vệ sinh ATTP, mô hình hữu cơ, đặc biệt là mô hình cấp giấy chứng nhận VietGAP… phù hợp với thị trường của thế giới”.
 
Thông qua diễn đàn, giúp bà con nông dân trang bị thêm kiến thức về việc phát triển nông sản an toàn, không sử dụng chất bảo quản bị cấm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, môi trường. Từ đó tạo đà phát triển nông sản sạch, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm an toàn.
 
 
 
Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top