Hiện nay, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 9.900 ha, trong đó có 3.200ha bưởi Phúc Trạch và 6.700ha cam Chanh, cam Bù với năng suất trung bình đạt từ 9 - 10 tấn/ha, sản lượng trên 70.000 tấn, doanh thu ước đạt 350 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc thâm canh còn theo cách làm truyền thống, mạnh ai nấy làm và chủ yếu được tiêu thụ qua thương lái nhỏ lẻ. Do đó, chất lượng cam chưa được đồng đều, phát triển ra thị trường lớn còn hạn chế nên cam Hà Tĩnh vẫn khó cạnh tranh...
Mô hình trồng cam VietGap anh Nguyễn Trọng Hào, thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh,Vũ Quang
Từ năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình thâm canh cam theo VietGAP với quy mô 3,7ha; có 5 hộ tham gia tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc), huyện Can Lộc. Với một quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, sau 1 năm triển khai mô hình đã có sự thay đổi khó tin của các vườn cam tham gia thực hiện.
Tại tất cả các vườn, cam đều trĩu quả, quả to đồng đều; vườn được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân… được đồng bộ hóa và đặt đúng nơi quy định. Kết thúc mô hình, cả 5 nhà vườn tham gia mô hình đều được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Ngoài ra còn thành lập được Tổ SX cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng cho thương hiệu cam Can Lộc có thể tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn.
Tiếp nối thành công của năm 2016, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng mô hình tại huyện Vũ Quang, Hương Khê và Thạch Hà với quy mô 30ha, 24 hộ tham gia. Trong đó, tại xã Đức Lĩnh - Vũ Quang có 10ha, 10 hộ tham gia; xã Hương Đô - Hương Khê có 10ha, 7 hộ tham gia; xã Ngọc Sơn - Thạch Hà có 10ha, 7 hộ tham gia.
Các hộ được hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật SX; được hướng dẫn, tổ chức SX cam theo quy trình VietGAP, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm, điều kiện SX từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai mô hình, các chủ vườn còn được đi tham quan một số mô hình thành công ở trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian thực hiện mô hình, đầu tháng 11/2017 diện tích 30ha cam này đã được tổ chức NHO cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.