Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2022 | 15:3

Phong trào thi đua mới của Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh: Sản xuất hữu cơ và an toàn sinh học

Năm 2022, Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại theo hướng liên kết hợp tác và thực hiện sản xuất VAC giỏi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học.

Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (tiền thân là Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC (vườn - ao - chuồng), kinh tế trang trại theo hướng liên kết hợp tác và thực hiện sản xuất VAC giỏi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học. Bước đầu phong trào đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cùng nhau làm giàu nhờ liên kết và hợp tác sản xuất VAC hữu cơ

Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh Nguyễn Xuân Vững cho biết, trong tháng 7, các cấp Hội tổ chức được 10 buổi tập huấn kết hợp với tuyên truyền cho 982 lượt hội viên về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bên cạnh đó, các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên thi đua sản xuất VAC giỏi và đạt nhiều kết quả đáng mừng.

Tiêu biểu như HTX Quyết Toàn do ông Nguyễn An Toàn (Tân Chi) kêu gọi thành lập, đã hình thành vùng chuyên canh về cây ăn quả với 15ha chuối, 10ha cam, hơn 1.000 gốc mít…, chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu. Đến nay, HTX Quyết Toàn làm chủ công nghệ sản xuất giống chuối tiêu hồng, kỹ thuật chăm sóc, cách thức điều chỉnh cho chuối ra buồng đúng thời điểm để gia tăng giá trị. Đều đặn mỗi năm xuất bán 400-500 tấn chuối, 300 tấn cam, doanh thu khoảng 5-7 tỷ đồng/năm.

 

2.jpg
HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại tổng hợp Thành Công (Giới Tế, Phú Lâm) hỗ trợ các thành viên về thị trường, kỹ thuật sản xuất cây, hoa, tiểu cảnh.

 

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đang thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ thông qua sử dụng các sản phẩm phân bón từ tro bếp, đỗ tương và các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại. Từ đó, mong muốn được tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để kết nối tiêu thụ nội địa tại các siêu thị với giá thành ổn định.

Năm 2016, ông Nguyễn Văn Đáo (Giới Tế, Phú Lâm) cùng 6 thành viên khác được vận động thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại tổng hợp Thành Công chuyên về các loại cây cảnh, bon sai. Giám đốc HTX này chia sẻ: “Ở địa phương, mỗi nhà đều có cơ sở sản xuất, kinh doanh cây, hoa, tiểu cảnh nhưng trước đây vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy bán”. Nhằm tiếp cận các khách hàng lớn hay thuận tiện giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, chúng tôi quyết định liên kết thành lập HTX để có đủ tư cách pháp nhân, cũng như chia sẻ với nhau cách làm hay, kỹ thuật mới trong tạo thế, uốn dáng, chăm sóc cây cảnh. Đến nay, các hộ đều mở rộng quy mô, HTX có doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 400 triệu đồng”.

Trên đây chỉ là một trong số HTX chuyên ngành điển hình đang trở thành điểm sáng của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Ninh. Hiện nay, toàn huyện Tiên Du có 26 HTX chuyên ngành nông nghiệp, với 4 HTX về trồng trọt, 2 HTX về chăn nuôi và 20 HTX tổng hợp. So với các tổ hợp tác, HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu làm các dịch vụ đầu vào như tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, làm đất... không hạch toán lãi lỗ, HTX chuyên ngành thể hiện rõ ưu việt về phương hướng sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực, đầu tư kỹ thuật công nghệ. Với quy mô chuyên sâu, chuyên ngành từng lĩnh vực sản xuất, HTX chuyên ngành đang tập trung tiếp cận bài toán kinh tế theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các địa phương.

Với sự tích cực chỉ đạo, định hướng từ các cấp, ngành, sự nhạy bén tự thân các HTX, trên địa bàn huyện hình thành một số HTX hiệu quả như: HTX sản xuất rau, củ, quả, nông sản an toàn thôn Liên Ấp, doanh thu 5,5 - 8,5 tỷ đồng/năm; HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Liêm Anh, doanh thu 3 - 4 tỷ đồng/năm; HTX trồng nấm và rau sạch Tâm Bình, doanh thu 400 triệu đồng/năm; HTX nuôi trồng thủy sản Đức Nhân, doanh thu 1,1 tỷ đồng/năm...

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là trình độ, năng lực quản lý của các HTX nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và hỗ trợ của Nhà nước đối với các HTX còn hạn chế. Hoạt động sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, tiêu thụ bấp bênh...

Nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị, huyện Tiên Du tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX để tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ kết nối, hình thành thị trường tiêu thụ, xây dựng các điểm bán nông sản; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tăng cường việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Luật  HTX, giúp HTX nông nghiệp lập các phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, quản lý vốn, tài sản có hiệu quả. Từ đó, tiếp tục khẳng định vai trò của các HTX chuyên ngành và xây dựng nhiều mô hình HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng.

Đại diện Hội Nông nghiệp và PTNT cho biết, HTX nuôi trồng thủy sản Minh Tiến là thành viên của Hội ở xã Minh Tân (huyện Lương Tài) được Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh danh hiệu tiêu biểu vì sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2022.

Phát triển kinh tế trang trại theo mô hình tuần hoàn

Theo Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh Nguyễn Xuân Vững, thời gian qua, Hội đã thực hiện tuyên truyền Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn; Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 17/07/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành quy định về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND ngày 17/07/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành Quy định hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuyên truyền hội viên thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Ninh về “Bắc Ninh nói không với thực phẩm bẩn” và “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch”.

Hội cũng đã phối hợp với Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Ninh tổ chức 01 lớp tập huấn cho gần 100 hội viên về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân năm 2022.

Thời gian tới, Hội chú trọng xây dựng kế hoạch thực hiện Hội thảo khoa học năm 2022: Tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm giúp các chủ trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, Hội đã hướng dẫn 4 chủ trang trại sản xuất lớn xây dựng dự án sản xuất năm 2022. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn;  Nghị quyết 147/2018/NQ-HĐND về thực hiện hiệu quả đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy thế mạnh của từng địa phương.

Tiếp tục hướng dẫn các chủ trang trại sản xuất lớn, doanh nghiệp nông nghiệp, HTX hoàn chỉnh dự án và hướng dẫn các doanh nghiệp, trang trại xây dựng dự án sản xuất năm 2022 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về khuyến khích sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.

 

 

Tuệ Châu
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Top