Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 12 năm 2020 | 15:18

Quế Sơn (Quảng Nam): Tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà

Với những lợi thế là một trong những khu vực nằm trong dải phân bổ ánh sáng mặt trời hằng năm khá lớn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng cho việc phát triển nguồn năng lượng sạch này trong tương lai.

Năng lượng sạch đang dần trở thành xu thế mới

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định của tỉnh Quảng Nam nói chung, và huyện Quế Sơn nói riêng trong những năm vừa qua đã dẫn đến một nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu này, chính quyền tỉnh cũng như Nhà nước đang tập trung phát triển công nghiệp thủy điện, nhiệt điện, dự kiến có thể cung cấp phần nhiều năng lượng cho quá trình hoạt động động, sản xuất của tỉnh. Nhiều dự án thủy điện, nhiệt điện quy mô nhỏ có số lượng gia tăng nhanh chóng, có thể sẽ làm phát sinh thêm các vấn đề môi trường – xã hội, rất dễ gây nên những hậu quả bất lợi cho sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam.

e0ab7c03c09731c96886.jpg
Một số trang trại nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Sơn đang thí điểm phát triển điện mặt trời trên mái, với kết quả khả thi.

 

So với những phương pháp sản xuất điện truyền thống, cụ thể là nhiêt điện (phải sử dụng than, ô nhiễm không khí, các vấn đề về tro và xỉ thải…) và thuỷ điện (đòi hỏi nguồn nước lớn, diện tích rừng bị thu hẹp để phục vụ xây dựng, di dời dân cư…), thì điện mặt trời, cụ thể là hình thức pin điện mặt trời áp mái hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh của những hình thức sản xuất năng lượng truyền thống.

Việc tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch dường như đang trở thành tất yếu đối với địa phương này. Và năng lượng điện sản xuất từ ánh sáng mặt trời có thể sẽ đáp ứng được với những thuận lợi sẵn có từ vị trí địa lý của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Với ưu điểm là một trong những khu vực có số giờ nắng xấp xỉ 1600 giờ mỗi năm, bức xạ mặt trời có thể là một nguồn tài nguyên to lớn cho huyện.

Điện mặt trời áp mái gần như không có nhược điểm

Hệ thống pin mặt trời trên mái nhà có một số ưu điểm hết sức quan trọng:

1/ Không sử dụng diện tích đất, tận dụng được vị trí dư thừa từ phần mái nhà. Nhà nào có mái nhà thoáng đãng, đều có thể lắp đặt được.

2/ Do lắp đặt rải rác trên mái các tòa nhà nên chỉ đấu nối vào hệ thống lưới phân phối (chủ yếu là lưới hạ áp) đã có sẵn của ngành điện mà không phải xây dựng thêm lưới điên cao áp.

3/ Do chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối khu vực, nên không ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống điện và không phải tăng cường nguồn dự phòng cho hệ thống điện.

4/ Có thể huy động dễ dàng nguồn vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau (chủ doanh nghiệp, chung cư, công sở, cá nhân) trong xã hội.

Nhược điểm lớn nhất của giải pháp phát triển điện mặt trời trên mái nhà là ngành điện phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện phát vào lưới cho chủ hộ. Tuy nhiên, xét trên cơ sở lợi ích quốc gia thì điện mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng (giảm sử dụng than nhập), bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính) và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất (quy hoạch cho thuỷ điện) tại tỉnh Quảng Nam. Hay nói cách khác, năng lượng mặt trời là vô tận, dư thừa để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của toàn tỉnh nói chung, và huyện Quế Sơn nói riêng, đủ dùng cho muôn vàn thế hệ về sau.

Anh Vũ - Khắc Niên
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top