Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2019 | 16:31

Quỳ Châu tái phát dịch, Kỳ Sơn thêm xã mới có DTLCP

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, trong ngày 14/6, Nghệ An có thêm 2 xã vùng miền núi ghi nhận dương tính dịch tả lợn châu Phi: Mỹ Lý (Kỳ Sơn) và Châu Phong (Quỳ Châu).

Ngày 14/6, huyện Quỳ Châu tái phát ổ dịch tả lợn châu Phi tại bản Lầu, xã Châu Quang. Điều đáng lo ngại, tại bản Lầu có 2 hộ xảy ra dịch là Lô Văn Chánh và Lô Văn Năm.
 
nghẹ-an.jpg
Chăn nuôi lợn tại các xã miền núi Nghệ An là một trong những nguồn thu của đồng bào (ảnh Báo Nghệ An)
 
Ông Lê Hải Lý - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Châu cho biết: Ngay sau khi nhận được kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi tại bản Lầu, xã Châu Phong vào cuối chiều 14/6, UBND huyện đã công bố quyết định dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Quỳ Châu. Trước đó, ngày 17/5, UBND huyện Quỳ Châu đã công bố hết dịch tại xã Châu Bình.
 
Ngay trong đêm 14/6, huyện chỉ đạo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn tiến hành tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch.
 
Xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) là xã miền núi phát hiện có DTLCP Theo kết quả của xét nghiệm từ Chi cục Thú y vùng III cho thấy, ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn xảy ra tại hộ ông Moong Văn Long ở bản Huồi Pún. Ngày 13/6, thú y xã lấy mẫu bệnh phẩm, đến ngày 14/6 có kết quả dương tính.
 
Ông Nguyễn Công Hiếu - Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kỳ Sơn cho biết: Mỹ Lý là xã biên giới, cách xa trung tâm huyện, nên công tác phòng, chống, khống chế dịch rất khó khăn. Huyện đã hỗ trợ địa phương 1 tấn vôi bột và 22 lít hóa chất cùng với bình phun, nên địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch.
 
Hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh
 
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, cần xử lý tình trạng quảng cáo sai sự thật về thực phẩm hữu cơ, bảo vệ người sản xuất hữu cơ chân chính, thị trường hữu cơ non trẻ. Đây là một trong những giải pháp được thảo luận tại hội thảo một số vấn đề về nông nghiệp hữu cơ và hướng phát triển tại Hà Tĩnh do Liên hiệp các hội KHKT Hà Tĩnh tổ chức sáng nay (14/6).
 
quang-cảnh-hội-thảo-hữu-cơ.jpg Quang cảnh Hội thảo về nông nghiệp hữu cơ

 

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển vì đây là loại hình nông nghiệp bền vững nhất. Với điều kiện tự nhiên, xã hội tại Hà Tĩnh, nông nghiệp hữu cơ có cơ hội lớn cho một số sản phẩm rau quả, cây gia vị, cây dược liệu, thủy sản, mật ong
 
Nhưng hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ do năng suất, lợi nhuận chưa cao, thiếu thị trường. Thêm vào đó, quy trình sản xuất khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, nguồn nước tưới nên chi phí sản xuất cao.
 
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh như: Sản xuất phải gắn với phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh; phát triển mô hình vườn mẫu và sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải tuân thủ nguyên tắc, có kế hoạch lộ trình cụ thể, đặc biệt là đầu ra của sản phẩm; sản xuất hữu cơ phải theo tiêu chuẩn được Nhà nước chấp thuận, được chứng nhận, có nhãn mác minh bạch; riêng đối với cây dược liệu, bắt buộc phải sử dụng phương thức canh tác hữu cơ.
 
Quảng Bình: Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại huyện Minh Hóa
 
Ngày 14-6, tin từ Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, theo phiếu xét nghiệm lúc 14 giờ 20 phút ngày 13-6 của Chi cục Thú y vùng III (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), mẫu bệnh phẩm trên lợn của hộ gia đình ông Đinh Minh Chính (thôn Ba Nương, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa) có kết quả dương tính với vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
 
tiêu-hủy-njc-hết-nhà-ông-đinh-minh-chính.jpg
tiêu hủy lợn chết của gia đình ông Đinh Minh Chính

 

Ngày 13-6, UBND huyện Minh Hóa đã ban hành quyết định công bố ổ dịch DTLCP trên địa bàn xã Xuân Hóa. Sau khi công bố dịch, Sở Nông nghiệp-PTNT đã chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và thú y phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp chống dịch, như: tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có lợn ốm chết; tiêu hủy toàn bộ lợn trong hộ chăn nuôi có dịch bằng hình thức chôn lấp trong vòng 6 giờ; khoanh vùng dịch; thành lập các chốt chống dịch trên tuyến đường liên thôn, liên xã; tiêu độc khử trùng các phương tiện đi qua; tổ chức điều tra ổ dịch theo quy định…
 
Được biết, trong ngày 13-6, Sở Nông nghiệp-PTNT cùng chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ 46 con lợn còn lại (1 con lợn đực giống, 5 con lợn nái, 40 con lợn thịt) của hộ nói trên với tổng trọng lượng tiêu hủy là 4.262,5kg.
 
Trước đó, Theo báo cáo của UBND huyện Minh Hóa, từ ngày 29-5 đến ngày 12-6, tổng đàn lợn ốm và chết của gia đình ông Chính là 108 con, ngày lợn phát bệnh 27-5. Từ ngày 29-5 đến ngày 12-6, số lợn chết là 62 con, đã tiêu hủy (14 lợn nái, 1 lợn đực giống, 3 lợn thịt và 44 lợn con dưới 20kg).
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top