Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 2 năm 2018 | 10:24

Rà soát các danh mục quy hoạch trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực

KTNT - Luật Quy hoạch chính thức được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để các cấp, ngành chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong hoạt động quy hoạch, đồng thời giúp

KTNT - Luật Quy hoạch chính thức được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để các cấp, ngành chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong hoạt động quy hoạch, đồng thời giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
 
Theo đó, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, triển khai kịp thời Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch trình Chính phủ trong tháng 02/2018. Cùng với đó, cơ quan này cũng phối hợp với các ban, ngành nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về định mức kinh tế - kỹ thuật lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch, ban hành trong tháng 3/2018.
 
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quang ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về giá trong hoạt động quy hoạch theo quy định tại Luật Quy hoạch trong quý II/2018. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
 
: Luật Quy hoạch được Chính phủ thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Luật Quy hoạch được Chính phủ thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019

 Trước khi Luật Quy hoạch chính thức có hiệu lực vào năm 2019, Chính phủ cũng yêu cầu rà soát, tổng hợp, đề xuất danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Luật Quy hoạch, danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/3/2018 để tổng hợp. Rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng do Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao chủ trì tổ chức lập theo lĩnh vực quản lý đã được phê duyệt còn hiệu lực, các quy hoạch đang tiến hành lập, đã được lập, điều chỉnh, thẩm định mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt, các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh mà chưa được thẩm định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/3/2018 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch đã được phê duyệt còn hiệu lực, các quy hoạch đang tiến hành lập, đã được lập, điều chỉnh, thẩm định mà chưa được phê duyệt, các quy hoạch đã được lập, điều chỉnh mà chưa được thẩm định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cơ quan này tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Để triển khai Luật Quy hoạch, cần xây dựng kế hoạch vốn cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia cho thời kỳ 2021 - 2030 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí kế hoạch vốn lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước. Được sử dụng nguồn 10% dự phòng trên tổng mức vốn đã phân bổ cho các Bộ, ngành trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 hoặc nguồn vốn chi sự nghiệp kinh tế đã bố trí trong dự toán năm 2018 của các Bộ, ngành để tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 ngay trong năm 2018 theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
 
Liên quan tới vấn đề về quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vơi mục tiêu phát triển thành phố trở thành một vùng đô thị lớn năng động và bền vững, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Theo quy hoạch, phạm vi vùng TP. Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố và 7 tỉnh lân cận gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2./.
 
Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top