Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2016 | 10:26

Sản xuất vụ đông xuân 2015-2016: Nhiều khó khăn

Thời tiết diễn biến thất thường, nguy cơ hạn hán vẫn tiếp diễn là những khó khăn được dự báo trong vụ đông xuân 2015 - 2016.

 Kiểm tra sự phát triển của mạ xuân.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, nền nhiệt trung bình trong tháng 12/2015 cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 2 độ C, hiện tượng El-Nino tiếp tục kéo dài đến hết tháng 4/2016. Trong thời gian từ nay đến hết tháng 4/2016, nền nhiệt độ trên cả nước có khả năng cao hơn TBNN từ 0,5-1,5 độ C. Trong các tháng chính đông của miền Bắc, ít có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại, hạn hán vẫn gay gắt ở khu vực miền Trung và vùng Bắc Trung Bộ. Đây là vụ đông xuân ấm khá đặc biệt, diễn biến ấm tiếp tục biểu hiện phức tạp sẽ là khó khăn lớn với sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2015 - 2016.

Để thực hiện tốt sản xuất vụ đông 2015, đông xuân 2015 - 2016, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện bất thuận, đảm bảo thắng lợi, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành Công văn số 42/TT-CLT gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ đông 2015 và sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016. Theo đó, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phía Bắc tập trung chỉ đạo, triển khai một số nội dung sau:

Đối với các tỉnh từ Nghệ An trở ra

Theo số liệu tiến độ từ các địa phương, một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái…), bà con nông dân đã gieo cấy các giống xuân sớm như Xi23, X21, IR17494... Mạ có 6-7 lá.

Một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc), nông dân gieo mạ các giống xuân sớm và xuân trung từ trung tuần tháng 12/2015, mạ đã được 4,5-5,5 lá, đến khi cấy sẽ có 6-7 lá. Với nền nhiệt ấm, mạ sinh trưởng mạnh, lúa cấy sẽ bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm và nguy cơ phân hóa, trổ bông tháng 3, giảm trầm trọng năng suất là rất cao.

Cục Trồng trọt đề nghị:

­Đối với trà lúa xuân sớm, gieo mạ trước ngày 15/12/2015, đến thời điểm này mạ đã được khoảng 6 lá, một số chân mạ hẩu, gieo sớm đạt 6,5-7 lá. Đề nghị các địa phương cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, đánh giá cụ thể tình hình mạ, số lá trên mạ đã gieo, tuyên truyền, vận động nông dân kiên quyết loại bỏ mạ già quá 6 lá, thay thế bằng nhóm lúa ngắn ngày, xuân muộn, gieo mạ nền hoặc gieo sạ, trà lúa xuân muộn thời vụ còn rất rộng.

Với ruộng chân vàn thấp, trũng, bà con đã cấy một số giống dài ngày, lúa chiêm ngoi, giống địa phương. Thường xuyên theo dõi đồng ruộng sau khi cấy. Bón tăng lượng đạm khoảng 10-15%, bón rải sau cấy để kéo dài thời gian sinh trưởng và đẻ nhánh. Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh và biểu hiện sinh trưởng của lúa để xử lý sớm và kịp thời.

Đối với trà xuân muộn: Tuyên truyền, vận động nông dân sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần, lúa Japonica ngắn ngày (thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày), đảm bảo năng suất, chất lượng.

Bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, gieo mạ nền, mạ khay (cấy máy) xung quanh tiết lập xuân, vùng thuận lợi gieo sau lập xuân, cấy trong tháng 2 để lúa trỗ từ 1-20/5/2016 (trỗ tập trung từ 5-15/5/2016).

Mở rộng tối đa diện tích lúa gieo thẳng trên chân đất vàn và vàn cao, chủ động nước tưới tiêu, thời vụ gieo 10-20/2/2016 (sau Tết Nguyên đán).

Hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ đã được khuyến cáo, tăng cường tập huấn và thông tin tuyên truyền kỹ thuật ngâm ủ, làm mạ nền cứng, kỹ thuật gieo mạ dược, dầy xúc, đảm bảo đủ mạ có chất lượng cho việc gieo cấy vụ đông xuân.

Theo sát lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2015-2016 vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ: Đợt 1 từ 0 giờ ngày 21/1/2015 đến 24 giờ ngày 26/1/2015; đợt 2 từ 0 giờ ngày 3/2/2016 đến 24 giờ ngày 6/2/2016; đợt 3 từ 0 giờ ngày 16/2/2016 đến 24 giờ ngày 23/2/2016. Chỉ đạo chuẩn bị tốt kế hoạch và mọi điều kiện để lấy nước đổ ải thau chua, rửa mặn ở vùng ven biển, tích và giữ nước kịp thời hiệu quả, đảm bảo đủ nước gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, giữ nước cho tưới dưỡng giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng; tránh làm thiệt hại và ảnh hưởng đến vùng trồng cây vụ đông.

Tuyên truyền, vận động  nông dân chủ động làm đất nhanh, gọn, kịp thời, không để mạ chờ ruộng.

Khuyến cáo sử dụng phân bón chuyên dùng và các loại phân bón NPK có thương hiệu của các nhà sản xuất lớn có uy tín.

Đối với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế

Làm đất kịp thời để gieo cấy lúa đông xuân 2015-2016 đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.

Chủ động các phương thức gieo cấy cho phù hợp, mở rộng gieo sạ, chỉ đạo gói kỹ thuật phù hợp, giảm lượng hạt giống gieo, bón phân hợp lý, đúng lúc, đúng cách và đảm bảo liều lượng thâm canh, tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước, tưới nông - lộ - phơi. Có giải pháp trữ nước cho tưới dưỡng lúa giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.

Các địa phương cần chủ động rà soát lại diện tích gieo cấy lúa ở những vùng không chủ động tưới, tiêu; có nguy cơ không đủ nước tưới cho lúa cả vụ; sản xuất lúa kém hiệu quả cần chuyển sang các loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc chuyển đổi lúa sang các cây trồng cạn phải có sự chỉ đạo thành vùng, hướng dẫn lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, gói kỹ thuật thâm canh để đảm bảo được hiệu quả hơn cấy lúa.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất với UBND tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ giống, tập huấn, khuyến nông, hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng thích hợp trong điều kiện khô hạn, thiếu nước và vụ đông xuân nghiêng ấm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp trên thị trường, kiên quyết không để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, thiệt hại cho nông dân.

Theo dõi sát diễn biến thời tiết, kiểm soát và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời; đồng thời chuẩn bị đủ lượng giống dự phòng để chủ động ứng phó khi thời tiết bất thường xảy ra.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Quế Sơn chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Quế Sơn (Quảng Nam) tích cực hỗ trợ nông dân chuyển nhiều diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng cạn mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu địa phương.

  • Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Trồng thành công giống sâm quý trên đất núi Mù Cang Chải

    Huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mỗi năm giảm 8 - 10% hộ nghèo. Kết quả này một phần do huyện đưa nhiều loại giống cây mới vào gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đây nhất là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, những loại cây có giá trị kinh tế rất cao.

  • Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường

    Sau thời gian triển khai, mô hình chăn nuôi gà thịt “Ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi xử lý chuồng trại giảm ô nhiễm môi trường và định hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn” đạt được kết quả bước đầu khả quan. Gà ăn uống tốt, khỏe mạnh nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ chết do bệnh, từ đó giảm được chi phí cho thuốc phòng, trị bệnh…

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top