Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 12 năm 2021 | 11:27

Tận dụng tiềm năng, Sơn La trở thành điểm sáng kinh tế vườn

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chưa biết đến khi nào kết thúc. Để sống chung với đại dịch, Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn đã cùng tỉnh Sơn La đã có nhiều hoạt động tuyên truyền cùng nông dân thích ứng với “bình thường mới”.

Điểm sáng của cả nước

Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La (tên trước đây là Hội Làm vườn tỉnh Sơn La), ông Võ Văn An tự hào vì tỉnh trở thành điểm sáng nổi bật trong sự phát triển kinh tế vườn với các thế mạnh về xuất khẩu trái cây có giá trị kinh tế cao.

Ông cho biết, Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích đứng tốp đầu cả nước, với đặc điểm khí hậu và địa hình đa dạng. Mặc dù  đất nông nghiệp dành cho sản xuất chỉ chiếm diện tích khiêm tốn, chủ yếu là đất lâm nghiệp, song Sơn La có tiềm năng phát triển cây ăn quả nhiệt đới và ôn đới có giá trị kinh tế cao như nhãn ở Mai Sơn, Sông Mã; xoài ở Yên Châu, Mai Sơn; cây ăn quả có múi ở Mộc Châu, Vân Hồ; cây ăn quả ôn đới ở Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn; các cây công nghiệp lâu năm như chè, cao su, cà phê,...

 

04.jpg
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Ngọc Lan (bên trái) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc bưởi da xanh với hội viên. Ảnh: Quang Quyết.

 

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được; đồng thời phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa với nhiều loại hình kinh tế khác nhau, đa dạng, trong đó phát triển kinh tế vườn, trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, diện tích cây ăn quả của Sơn La tăng từ 22 ngàn hecta lên hơn 80 ngàn hecta. Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh tự hào nói rằng: “Sơn La trở thành một điểm sáng, một hiện tượng trong nông nghiệp của cả nước”.

Những năm gần đây, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Sơn La có chủ trương chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là phát triển cây ăn quả, chuyển diện tích trồng ngô, sắn trên đất dốc sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện, toàn tỉnh Sơn La diện tích trồng cây ăn quả và sơn tra (táo mèo) ước đạt 80.515ha, sản lượng cây ăn quả ước đạt 350 nghìn tấn, xuất khẩu 15.240 tấn, trong đó xoài gần 8.000 tấn sang Úc, Anh, Trung Quốc, nhãn gần 5.000 tấn sang Trung Quốc, chanh leo 950 tấn, chuối 1.400 tấn, mận hậu, thanh long,... sang thị trường Trung Quốc.

Sơn La cũng đã tạo lập được 147 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn, trong đó có 22 chuỗi rau an toàn, diện tích 140,97ha, sản lượng 6.000 tấn, 92 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, ...), xây dựng 161 mã số vùng trồng cây ăn quả đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với diện tích gần 5.000ha. Toàn tỉnh cũng có 21 sản phẩm nông sản được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.

Với trên 15.000ha mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, tỉnh đã phát triển trên 10.000 lồng cá với hàng chục hợp tác xã và hộ gia đình nuôi cá lồng đặc sản.

Tăng thu nhập cho người dân

Ông An cho rằng: Định hướng đúng, tập trung nguồn nhân lực đầu tư, đổi mới cách thức tiếp cận thị trường, Sơn La đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, tạo chuyển biến đáng kể đối với diện mạo nông thôn, nhất là nâng cao thu nhập cho người dân, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá ngay trên quê hương với thu nhập lên đến hàng tỷ đồng/năm, hàng ngàn hộ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tuyên dương có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên.

Đó là những điểm mới, những kết quả rất đáng khích lệ của Sơn La trong những năm qua, khẳng định chủ trương đúng, bước đi phù hợp và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, hộ nông dân của nhân dân Sơn La.

Để đáp ứng và đóng góp với thành tích trên, Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh đã đồng hành cùng nông dân, cùng hộ gia đình, cùng hội viên tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tổ chức thực hiện các chủ trương đúng đắn hợp lòng dân của tỉnh Sơn La. Hội không ngừng phát triển về tổ chức và hội viên.

Trong nhiều năm qua, Hội đã phát triển cả số lượng và chất lượng hội viên, toàn tỉnh có 462 chi hội và gần 15.000 hội viên, hàng năm kết nạp được trên 100 hội viên và hợp tác xã. Hội đã tổ chức được 232 lớp tập huấn kỹ thuật với 9.900 lượt hội viên tham gia, chủ yếu tập huấn về kỹ thuật cải tạo vườn tạp, kỹ thuật nuôi cá lồng, chăn nuôi gà, lợn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đóng góp của Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La cho sự phát triển kinh tế của tỉnh là không nhỏ, nhất là phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, góp phần thúc đẩy kinh tế và thu nhập của hộ nông dân, thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên quê hương Sơn La.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền hội viên thực hiện tốt "5K" (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) trong quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng như mua - bán sản phẩm; kết nối tiêu thụ nông sản qua mạng xã hội...

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

D.K
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Top