Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 8 năm 2017 | 2:29

Tây Nguyên: Chanh dây rớt giá

Nếu như những năm trước, giá chanh dây ở Tây Nguyên cao ngất ngưởng, có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn bằng 1/10.

Người dân Tây Nguyên đổ xô trồng chanh dây đang phải đối diện với giá cả xuống thấp.

Năm 2016, trung bình 1ha chanh dây  người trồng thu về 350-400 triệu đồng (sau khi trừ chi phí), bởi giá thời điểm đó lên tới 40.000 đồng/kg, lúc cao điểm đạt 56.000 đồng/kg. Thế nhưng, đầu năm 2017, giá chanh dây ở Tây Nguyên giảm chỉ còn 10.000 -15.000 đồng/kg, hiện tại chỉ từ 3.000-5.000 đồng/kg.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phạm Văn Dũng ở xã Ea Bar (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết: “Năm 2016, thấy nhiều hộ dân trên địa bàn trồng chanh dây thắng lớn, tôi cũng đầu tư gần 100 triệu đồng trồng 0,8ha. Tuy nhiên, thời điểm tôi bắt đầu thu hoạch cũng là lúc giá chanh dây xuống thấp khiến tôi thất thu lớn”.

Chị Lê Thị Liên, thương lái thu mua chanh dây ở huyện Krông Păk, cho biết: “Những năm trước, do giá cao nên việc thu mua chanh dây khá dễ dàng. Năm nay, giá thấp nên tôi không dám “ôm” nhiều bởi chủ đại lý thu gom quyết định giá cả hàng ngày”.

Theo thống kê chưa đầy đủ thì trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 5.000ha chanh dây, tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Trong đó, Đắk Lắk có khoảng 500ha chanh dây, trồng chủ yếu tại các huyện Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Pắk…

Được biết, đa số người dân trồng chanh dây tự phát, theo phong trào. Do vậy, ngoài việc khuyến cáo, tuyên truyền cho bà con không phát triển chanh dây một cách ồ ạt của ngành chức năng, bản thân người dân cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đổ xô trồng các loại cây nào đó, tránh tình trạng cung vượt cầu, “được mùa, rớt giá”.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top