Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 5 năm 2018 | 15:34

Tham vọng kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/5 đã công bố kế hoạch kinh tế đầy tham vọng, đưa nước Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Kế hoạch kinh tế đầy tham vọng này được công bố chỉ vài giờ sau lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ 4 của ông Putin.

Với tiêu đề “Những ý tưởng và mục tiêu chiến lược về phát triển của Liên bang Nga tầm nhìn 2024”, sắc lệnh 17 điểm này có hiệu lực ngay từ thời điểm công bố. Kế hoạch này đề cập tới hàng chục lĩnh vực, trong đó có tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tăng tuổi thọ trung bình, giảm tình trạng bất bình đằng…

 

ke hoach kinh te cua tong thong putin tham vong nhung gi hinh 1
Tổng thống Vladimir Putin đề ra mục tiêu đưa nước Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: Kremlin

 

Gia nhập 5 nền kinh tế lớn nhất

Một trong những kế hoạch tham vọng nhất là đưa nước Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên mức trung bình của toàn cầu, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Nếu xét theo GDP đơn thuần, Nga hiện vẫn nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và cần phải tăng trưởng 2 con số mới có thể bắt được mục tiêu đề ra trong 6 năm tới. Tuy nhiên, nếu xét về GDP theo Sức mua tương đương (PPP) – công cụ đánh giá tốt hơn về giá trị thực của nền kinh tế, thì Nga đang đứng ở vị trí thứ 6, sau Đức. Vì thế mục tiêu đưa nước Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là phi thực tế, và nếu đạt được, nó sẽ giúp giảm một nửa số người nghèo của Nga – một mục tiêu quốc gia khác trong kế hoạch của ông Putin.

Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình thế giới sẽ khó khăn hơn. Nền kinh tế thế giới trong năm 2017 tăng trưởng ở mức 3,5% trong khi Nga chỉ tăng trưởng 1,5%. Xu hướng thấp hơn mức trung bình toàn cầu của Nga dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2018.

Tăng tuổi thọ trung bình của người dân lên 78 tuổi

Theo số liệu thống kê năm 2017, tuổi thọ trung bình của Nga đạt gần 73 tuổi, mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của nữ giới đã ở mức trên 78 tuổi.

Để đạt được mức tuổi thọ trung bình đề ra, nước Nga sẽ phải đáp ứng các mục tiêu giảm sự chênh lệch tỷ lệ tử theo giới. Bởi tuổi thọ trung bình của nam giới ở Nga thấp hơn hẳn so với nữ giới.

Đảm bảo “tăng trưởng dân số đều đặn”

Dân số Nga đã “thoát khỏi” mức thấp kỷ lục của năm 2009 với chưa đầy 142 triệu dân lên gần 147 triệu dân năm 2017. Điều này đạt được một phần nhờ có thêm 2 triệu cư dân bán đảo Crimea.

Mục tiêu tăng trưởng dân số bao gồm cả tăng tỷ lệ sinh lên 1,7 thông qua các biện pháp “khuyến khích” kinh tế, đặc biệt dành cho những cặp vợ chồng mới; chế độ y tế tốt hơn và triển vọng việc làm tốt hơn cho các bà mẹ muốn vừa đi làm vừa nuôi con.

Một phần khác của mục tiêu này là giảm tỷ lệ tử, bằng cách khuyến khích người Nga sống khỏe mạnh hơn và năng động hơn.

Nhà ở cho hàng triệu hộ gia đình

Theo kế hoạch kinh tế, mỗi năm có tới 5 triệu hộ gia đình hy vọng điều kiện sống của mình được cải thiện. Nga đặt mục tiêu mỗi năm xây dựng 120 triệu m2 nhà ở cho các hộ gia đình.

Việc thế chấp, một khái niệm chưa từng có ở thời Liên Xô, đang trở nên phố biến. Chính phủ Nga muốn việc thế chấp trở thành xu hướng trong cải cách nhà ở, với các khoản vay ở mức lãi suất ưu đãi chưa đến 8%/năm. phù hợp với tỷ lệ lạm phát của Nga.

Biến nước Nga trở thành nơi đáng sống hơn

Kế hoạch kinh tế tầm nhìn 2024 đề ra việc mở rộng 5 triệu hecta các khu vực môi trường được bảo vệ, đưa trở lại các chủng loại sinh vật đa dạng nhằm thúc đẩy hệ sinh thái và bảo tồn các khu thiên nhiên đang gặp vấn đề như Hồ Baikal, vốn đang bị ảnh hưởng vì ô nhiễm liên quan đến công nghiệp hóa và du lịch.

Đối với các thành phố, kế hoạch này đưa ra sáng kiến cải thiện không khí và chấm dứt tình trạng xả thải bừa bãi. Ông Putin cũng đã đề xuất cải thiện chất lượng nước trong bối cảnh nguồn nước ở một số nơi của Nga được khuyến cáo là không thể uống được.

Một cách tiếp cận mới so với trước đât là thay vì chế độ ra quyết định từ trên xuống dưới, thì nay 30% cư dân địa phương sẽ được tham gia thường xuyên vào việc thúc đẩy, bỏ phiếu và áp dụng các biện pháp khiến thành phố của mình thành môi trường sống tốt hơn./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top