Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 9 năm 2021 | 15:8

Thừa Thiên - Huế có khoảng 500ha lúa được triển khai theo mô hình cánh đồng mẫu

Mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã được triển khai tại Thừa Thiên - Huế. Trong năm 2021, khoảng 500 ha lúa được triển khai theo mô hình cánh đồng mẫu có bao tiêu liên kết trên địa bàn tỉnh này.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế cho biết, Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên - Huế (TAMACO) đã triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nhằm hướng đến một nền kinh tế nông nghiệp “Xanh - Sạch - Bền vững”.

Ông Trần Thuyên, Giám đốc TAMACO cho biết, với mô hình sản xuất liên kết khép kín, giám sát và thực hiện tất cả các khâu “giống - phân bón - kỹ thuật chăm sóc - thu mua lúa tươi - xay xát - thương mại” giúp công ty quản lý được chất lượng, đảm bảo đầu ra, hiệu quả kinh tế cao đem lại thu nhập ổn định và tạo sự gắn kết, tin tưởng cho người nông dân.

Trên cơ sở đó, trong năm 2021, công ty này đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu có bao tiêu liên kết trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế với quy mô khoảng 500 ha. Đồng thời, đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống lò sấy với công suất khoảng 350 tấn/ngày để đảm bảo chất lượng lúa sấy ngay sau thu hoạch nhằm hỗ trợ bà con nông dân trong điều kiện thu hoạch gặp thời tiết không thuận lợi, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân trên địa bàn.

Mô hình cánh đồng mẫu có bao tiêu mang lại lợi ích cho người nông dân cũng như HTX nông nghiệp và các doanh nghiệp.
Mô hình cánh đồng mẫu có bao tiêu mang lại lợi ích cho người nông dân cũng như HTX nông nghiệp và các doanh nghiệp.

 

Thăm và kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nói trên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Đình Đức đánh giá cao tình hình hoạt động của công ty, đặc biệt các kết quả mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị.

Ông Nguyễn Đình Đức cho rằng, mô hình đã mang lại lợi ích cho người nông dân cũng như HTX nông nghiệp và các doanh nghiệp, đồng thời thắt chặt mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Tham gia chuỗi sản xuất liên kết tiêu thụ lúa gạo là một phương thức sản xuất mới giúp hộ nông dân từng bước tiếp cận và làm quen với sản xuất hàng hóa.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị công ty tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững, nâng cao diện tích lúa chất lượng, đặc biệt đối với thương hiệu gạo Thiên Phú ST24.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top