Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 10 năm 2021 | 21:54

Tiêu chí xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể

Ngày 6/10, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định ban hành quy định tiêu chí đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho nông sản đặc thù tỉnh.

ns1.jpg

Chanh Cao Lãnh đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận

 

Quyết định này quy định tiêu chí áp dụng cho nông sản đặc thù, thuộc nhóm: thịt, cá, gia cầm và thuỷ sản; rau và quả tươi, được bảo quản, phơi, sấy khô, khi tiến hành đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Quy định tiêu chí đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể bao gồm:

Tiêu chí quy hoạch sản xuất, phát triển (đáp ứng một trong các tiêu chí): Phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch vùng sản xuất hoặc quy hoạch bố trí sử dụng đất nông nghiệp được Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên phê duyệt. Phù hợp với quy hoạch phát triển giống cây trồng, vật nuôi dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh được Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên phê duyệt. Sự phù hợp của việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho nông sản đặc thù với định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiêu chí về tính đặc thù (đáp ứng một trong các tiêu chí): Nguồn giống cây trồng, vật nuôi được bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững; đảm bảo chất lượng và phục vụ nhu cầu sản xuất đại trà. Tính chất đặc thù của nông sản được khẳng định dựa trên các căn cứ và xác thực (các kết quả khảo nghiệm, phân tích, nghiên cứu, điều tra,...). Phương pháp canh tác, nuôi trồng đặc thù được xây dựng thành quy trình, hướng dẫn và áp dụng trong thực tế.

Về tiêu chí năng lực sản xuất và nhu cầu sử dụng (đáp ứng đồng thời các tiêu chí): Đánh giá được quy mô, thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức/cá nhân đối với nông sản trong 02 năm (liền kề) gần nhất. Dự báo được số lượng và nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn.

Về tổ chức quản lý và phát triển thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: Cơ quan, tổ chức làm chủ sở hữu phải đảm bảo nhân lực, vật lực và tài chính để đảm bảo thực hiện công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu sau bảo hộ; có chức năng chứng nhận (đối với nhãn hiệu chứng nhận) và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.

Có định hướng, kế hoạch triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại ở thị trường trong và ngoài tỉnh hoặc nông sản thuộc các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu của địa phương.

Theo dongthap.gov.vn

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top