Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 4 năm 2022 | 18:6

Tìm giải pháp phát triển ngành sắn bền vững

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, sẽ có đề án phát triển sắn bền vững đến năm 2030 trong năm nay để tạo cơ sở phát triển giống, vùng nguyên liệu, giải pháp cho thị trường…

Ngày 8/4, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”.
 
Quang cảnh hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”
Quang cảnh hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”.

 

Thực trạng khó khăn
 
Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, năm 2021, Việt Nam có 528.000ha sắn, 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm.
 
Trong đó, có khoảng 26% số cơ sở có gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, có nhà máy nguyên liệu sinh học sản xuất cồn E100 đặt tại Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
 
Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Campuchia, trong đó xuất sang Trung Quốc chiếm 90-95% bên cạnh các thị trường còn lại là Đài Loan, Papua New Guinea, Philippines và Hàn Quốc. Theo thống kê mới nhất, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 970.000 tấn và 420 triệu đô la. Thị trường Trung Quốc chiến hơn 94%.
 
Theo ông Cường, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ năm 2022. Vì vậy, cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường trong những năm tới là điều bắt buộc.
 
Theo ông Nghiêm Minh Tiến, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam, phải phát triển quy mô chế biến sâu, chế biến sản phẩm sau tinh bột để đa dạng hóa sản phẩm, thể đa dạng hóa thị trường. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng cơ quan chức năng và Hiệp hội Sắn Việt Nam đang nghiên cứu để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU tiềm năng.
 
Ông Tiến cũng cho biết, một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa sản phẩm tới một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc như Belarus, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Trung Đông và châu Phi thông qua tận dụng các hiệp định thương mại tự do.
 
Cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn
 
Ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan.
 
Khảo nghiệm một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm tại Quảng Ngãi
Khảo nghiệm một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm tại Quảng Ngãi

 

Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, cạnh tranh quốc gia thấp do chi phí logistics của Việt Nam cao, hiện nay đang gặp cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái lan, Campuchia và Lào.
 
Đa số công nghệ chế biến tinh bột sắn đang được sử dụng ở Việt Nam toàn bộ bột sau khi nghiền ra sẽ được ngâm trong nước rồi sau nhiều lần lắng lọc, bột sẽ được tác ra, như vậy lượng nước thải ra lớn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 
Theo ông Hòa, cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn, không dùng hình thức lắng lọc tự nhiên mà dùng hệ thống máy ly tâm, máy tách để rút ngắn khoảng thời gian tách bột xuống còn vài chục phút, các chất thải như nước, bã đều được tập trung gom sạch rồi xử lý theo quy trình. Giảm dần và tiến tới loại bỏ xuất khẩu sắn lát khô và củ sắn tươi. Bên cạnh, khuyến khích hợp tác đầu tư phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu là những điều cần làm để nâng cao chất lượng cho củ sắn.
 
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các bên hợp tác mở rộng, liên kết và chuyên nghiệp hóa vùng nguyên liệu, hợp tác với chuyên gia để tăng giá trị công nghệ trong cây sắn, tăng chế biến sâu.
 
Ông Doanh cũng cho biết, sẽ có đề án phát triển sắn bền vững đến năm 2030 trong năm 2022 để tạo cơ sở phát triển giống, vùng nguyên liệu, giải pháp cho thị trường…
 
 
Thạc sĩ Lê Đại Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top