Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2022 | 10:48

Tìm ra nguyên nhân ngao nuôi chết hàng loạt ở Hà Tĩnh

Sau khi tiến hành kiểm tra bãi nuôi và lấy mẫu phân tích, các cơ quan chuyên môn đã tìm ra nguyên nhân khiến ngao nuôi chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Qua kiểm tra bãi nuôi và lấy mẫu phân tích các cơ quan chuyên môn đã có kết luận hiện tượng ngao chết hàng loạt là do nuôi mật độ quá dày kết hợp bị ảnh hưởng do trời nắng, nước nóng cùng một số yếu tố bất lợi khác”.
 
Như Kinh tế nông thôn đã thông tin, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, hàng chục hecta nuôi ngao trong giai đoạn cho thu hoạch của người dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến nhiều hộ dân nuôi ngao bị thiệt hại nặng nề.
 
 
anh-1-ngao.jpganh-2-ngao.jpg
Ngao chết tráng bãi tại xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà.
 
Tại xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà có 43 hộ dân tham gia nuôi ngao theo 2 hình thức là hộ nuôi riêng lẻ và hợp tác xã trên tổng diện tích khoảng 83ha thì có hơn 50% tổng diện tích xảy ra tình trạng ngao bị chết nhiều, trong đó nhiều thiệt hại từ 60-80%.
 
Còn tại xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), có khoảng 20-30ha nuôi ngao của người dân ở khu vực bãi bồi ven cửa sông Rào Cái cũng xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt.
 
Ngay khi nắm được thông tin, chính quyền địa phương và Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với cơ quan chuyên môn đã tiến hành kiểm tra, lấy các mẫu xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân.
 
anh-4-ngao.jpg
Ngao nuôi chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân thiệt hại kinh tế nặng nề.
 
Sau khi có kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 3, kết luận ngao chết ở xã Mai Phụ âm tính với dịch bệnh. Thì các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành kiểm tra bãi nuôi, phân tích chất lượng nước và tìm nguyên nhân khác.
 
Theo kết qua kiểm tra của các cơ quan chuyên môn, vùng nuôi ngao ở xã Mai Phụ thả giống quá dày, với mật độ lên đến 1.968 con/m2, trong khi mật độ khuyến khích nuôi thích hợp chỉ từ 150 - 350 con/m2. Một số bãi nuôi kích cỡ ngao không đồng đều, thả ngao giống chung với ngao thương phẩm, ngao lớn với ngao bé nên ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi cũng như khả năng kháng bệnh…
 
Ghi nhận của cơ quan chuyên môn cũng cho thấy, hiện tượng ngao chết đều vào thời điểm triều cường xuống vào ban ngày, thời gian phơi bãi kéo dài từ 8 - 14 giờ, kết hợp với thời tiết nắng, bãi ngao không bằng phẳng, có chỗ nước đọng nên nhiệt độ nước nóng dẫn đến tình trạng ngao chết. Khi ngao chết thịt thối rữa rất nhanh, khiến cả bãi nuôi bị ô nhiễm và chịu nhiều tác động bởi các loại vi sinh vật phân hủy. Tất cả các yếu tố xấu, độc nói trên gộp lại dẫn đến ngao bị chết hàng loạt, nhất là ở những bãi cạn, thả dày.
 
anh-4-ngao-chet.jpg
Kết quả phân tích mẫu nước tại vùng bãi nuôi ngao xã Mai Phụ của cơ quan chuyên môn.
 
Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cũng có kết luận phân tích mẫu nước biển tại khu vực có ngao chết. Kết quả phân tích cho thấy mật độ tảo trong mẫu kiểm tra là 6.750 tế bào/lít, trong đó phát hiện tảo độc Pseudo-nitzschia sp. Mật độ này thấp so với giới hạn cảnh báo (100.000 tế bào/lít). Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi, quan trắc mật độ tảo Pseudo-nitzschia sp tại vùng nuôi để có giải pháp kịp thời.
 
 
 
 
Khánh Trình
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top