Hà Tĩnh: Nhiều hộ dân thiệt hại nặng vì ngao chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
Từ cuối tháng 8 đến nay, hàng chục hecta nuôi ngao của người dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến nhiều hộ dân nuôi ngao bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Ngao chết không do dịch bệnh
Theo phản ánh của người dân nuôi ngao ở thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, hyện Lộc Hà), từ hơn 1 tuần trở lại đây, tại các rặc nuôi ngao ở khu vực bãi bồi ven cửa biển trong giai đoạn cho thu hoạch thì ngao bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) cho biết, xã có 43 hộ dân tham gia nuôi ngao theo 2 hình thức là hộ nuôi riêng lẻ và hợp tác xã trên tổng diện tích khoảng 83ha tại khu vực bãi bồi ven cửa biển. Hiện, chưa thể thống kê tổng khối lượng ngao chết nhưng theo ước tính ban đầu có hơn 50% tổng diện tích xảy ra tình trạng ngao bị chết nhiều, trong đó nhiều thiệt hại từ 60-80%.
Còn tại xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch UBND xã cho biết, thời gian gần đây, ở khu vực bãi bồi ven cửa sông Rào Cái thuộc địa bàn xã này cũng xảy ra tình trạng ngao nuôi các loại của người dân địa phương bị chết trên diện tích khoảng 20-30ha nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Ngay khi nắm được thông tin, chính quyền địa phương và Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với cơ quan chuyên môn đã tiến hành kiểm tra, lấy các mẫu xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân.
Ông Võ Tá Bình, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 3 thì ngao chết ở xã Mai Phụ âm tính với dịch bệnh. Hiện, chúng tôi đang chờ kết quả kiểm tra chất lượng nước và nguyên nhân khác”.
Cũng theo ông Bình, toàn huyện Lộc Hà có gần 170 ha nuôi ngao tại các bãi triều ven sông ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ), Liên Xuân (Hộ Độ), Lâm Châu (Thạch Châu) và Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) với sản lượng khoảng 2.095 tấn/năm. Hiện tượng ngao chết thời gian qua chỉ được ghi nhận tại xã Mai Phụ, còn các xã khác không xảy ra.
Nhiều hộ dân nuôi ngao khốn đốn
Hàng chúc hecta nuôi ngao ở xã Mai Phụ và xã Đỉnh Bàn chuẩn bị đến mùa thu hoạch thì bổng nhiên bị chết hàng loạt gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho người dân.
Bà Phạm Thị Hồng - Hợp tác xã Hồng Việt (xã Mai Phụ), cho biết, Hợp tác xã này thả nuôi ngao trên diện tích 15ha, với tình trạng ngao chết khoảng 70-80% ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.
Ông Lê Văn Giáp có 2ha nuôi ngao bị chết khoảng 50-60%.
Theo ông Lê Văn Giáp (trú thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ) cho biết, trước đây có tình trạng ngao chết rơi vào thời điểm tháng 4 đến tháng 5 dương lịch, bởi thời điểm này ngao chết do sương muối nhiều hoặc sốc nhiệt.
“Gia đình tôi có 2ha nuôi ngao, từ cuối tháng 8 lại nay ngao bất ngờ chết hàng loạt (mất khoảng 50-60%), đây là hiện tượng lạ. Ngao mà chết như thế này thì hơn 300 triệu đồng bỏ ra mua giống chưa kể chi phí nhân công khó có thể thu hồi được", ông Giáp nói.
Ông Phạm Dậu (thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ) cho hay, gia đình ông có 3ha bãi nuôi ngao. Trung bình mỗi vụ ông đầu tư khoảng 400 triệu đồng mua ngao giống và chi phí nhân công. Nếu thuận lợi thì thu hoạch mỗi vụ được khoảng 1,3 tỉ đồng, trừ tất cả chi phí vẫn có lãi khoảng 500 triệu đồng. Hiện tại, ngao chết khoảng 80% nên vụ này bị thiệt hại rất lớn.
Nhiều hộ dân bị thiệt hại kinh tế nặng nề vì ngao nuôi bất ngờ chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.
Ông Phạm Ngọc Thế, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi trồng Thủy sản Hùng Thuận (xã Mai Phụ) cho hay, hợp tác xã có khoảng 30ha nuôi ngao của 10 hộ xã viên. Hiện, ngao chết khoảng 80% trên tổng diện tích nuôi.
Riêng hộ gia đình ông Thế có 2 ha diện tích bãi nuôi ngao, mỗi vụ nuôi đầu tư khoảng 800 triệu đến 1 tỉ đồng. Nếu không gặp rủi ro thì khi thu hoạch sẽ cho doanh thu gấp đôi số vốn bỏ ra.
Bên cạnh gây thiệt hại về kinh tế, ngao chết hàng loạt còn có nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Ngao chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân mà hiện nay người dân phải bỏ ra một khoản kinh phí khá lớn để thuê nhân công thu gom xác ngao chết đem đi đổ bỏ, xử lý. Nếu không xử lý kịp thời thì ngao chết sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến số ngao sống còn lại và việc nuôi tiếp vụ sau.
Được biết, trước tình hình trên, chính quyền địa phương sở tại đã có đề xuất lên cấp trên xem xét có các chính sách hỗ trợ về vấn đề vệ sinh môi trường, việc hỗ trợ về lãi suất vay ngân hàng… để giúp người dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất vụ tiếp theo.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.